Nhìn chung thì quỹ từ thiện và quỹ xã hội chính là các hình thức tổ chức và hoạt động với mục đích nhân đạo và không vì mục tiêu lợi nhuận, và pháp luật cũng đã có những quy định riêng về thành lập và hoạt động loại quỹ này.
Mục lục bài viết
1. Quy định về công bố việc thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện:
1.1. Khái niệm và mục đích của việc thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội:
Nhìn chung thì quỹ xã hội và quỹ từ thiện đã được quy định trong pháp luật của Việt Nam từ trước đến nay. Tại Việt Nam thì quỹ xã hội và quỹ từ thiện là một khái niệm để chỉ tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân, do các chủ thể là cá nhân và tổ chức tự nguyện đóng góp một phần tài sản nhất định của mình để thành lập ra quỹ hoặc thành lập quỹ từ thiện và quỹ xã hội thông qua các di chúc, thông qua quá trình hiến tặng tài sản của các cá nhân trong xã hội, và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Nhìn chung thì quỹ từ thiện và quét xã hội sẽ được hoạt động và tổ chức không nhầm mục đích thương mại. Quỹ từ thiện và quỹ xã hội được tổ chức vào hoạt động với mục đích chủ đạo đó là hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của văn hóa giáo dục, y tế thể thao, khoa học xã hội và công nghệ, hoạt động với mục đích từ thiện và nhân đạo chứ không vì mục tiêu lợi nhuận cá nhân.
1.2. Quy định về công bố việc thành lập quỹ xã hội và quỹ từ thiện:
Căn cứ theo Điều 22 nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ sề tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, có quy định việc công bố thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện, cụ thể như sau:
Trong thời hạn luật định đó là 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ của các chủ thể có thẩm quyền theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, thì quỹ từ thiện và quỹ xã hội sẽ phải công bố về việc thành lập quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc liên tiếp trên 03 báo điện tử ở cấp trung ương đối với các loại quỹ do chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập, hoặc quỹ từ thiện và quỹ xã hội sẽ phải công bố về việc thành lập liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc 03 số báo điện tử ở cấp địa phương đối với quỹ do chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thành lập về các nội dung chủ yếu và cơ bản sau đây:
– Tên quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
– Địa chỉ trụ sở chính của quỹ, điện thoại, email hoặc website của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
– Tôn chỉ, mục đích của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
– Phạm vi hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
– Lĩnh vực hoạt động chính của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
– Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi quỹ mở tài khoản;
– Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
– Số tài sản đóng góp thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện của các sáng lập viên.
Trong trường hợp mà các chủ thể có sự thay đổi về nội dung cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ của quỹ từ thiện và quỹ xã hội , thì khi đó quỹ từ thiện và quỹ xã hội sẽ phải tiến hành công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn 30 ngày luật định và cũng theo các phương thức như đã phân tích ở trên.
2. Quy định về tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội và quỹ từ thiện:
Theo như đã phân tích ở trên, với mục đích là để hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của nền văn hóa giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, khuyến khích và giáo dục sự phát triển của hoạt động từ thiện và nhân đạo trong đời sống xã hội cũng như vì các mục đích phát triển cộng đồng khác mà không vì lợi ít cá nhân hoặc mục đích lợi nhuận thương mại, thì thủ tướng chính phủ đã ban hành ra nghị định Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ sề tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội và quỹ từ thiện, quy định về vấn đề tổ chức và hoạt động của các quỹ từ thiện và quỹ xã hội khi các quỹ này thành lập tại Việt Nam.
Theo như nghị định nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ sề tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội và quỹ từ thiện, thì có thể thấy, quỹ từ thiện và quỹ xã hội chính là một hình thức do các chủ thể là công dân hoặc tổ chức mang quốc tịch Việt Nam thành lập. Ban sáng lập quỹ từ thiện và quỹ xã hội thì sẽ phải đảm bảo số tài khoản đóng góp thành lập ra hai loại quỹ này quy đổi ra tiền đồng Việt Nam cụ thể như sau: quỹ từ thiện và quỹ xã hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc hoạt động trong phạm vi liên tỉnh sẽ phải đảm bảo mức tài sản đóng góp đó là 5 tỷ đồng. Còn đối với trường hợp quỹ từ thiện và quỹ xã hội hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh thì sẽ phải đảm bảo tài khoản đóng góp thành lập quỹ là 1 tỷ đồng. Đối với trường hợp ma quỷ xã hội và quỹ từ thiện được thành lập để hoạt động trong phạm vi cấp huyện thì sẽ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập là 100 triệu đồng. Trong trường hợp mà quỹ từ thiện và của xã hội được hoạt động trong phạm vi cấp xã thì sẽ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ là 20 triệu đồng. Như vậy có thể thấy phạm vi hoạt động của quỹ từ thiện và quỹ xã hội càng lớn thì số tài sản mà các thành viên sáng lập bỏ ra để thành lập quỹ càng cao.
Bên cạnh đó, đối với các quỹ xã hội và quỹ từ thiện có tài sản của các chủ thể là công dân và tổ chức nước ngoài góp với các chủ thể là công dân và tổ chức mang quốc tịch Việt Nam để thành lập, thì ban sáng lập quỹ từ thiện và cuối xã hội sẽ phải đảm bảo số tài sản đóng góp khi tiến hành thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam cụ thể như sau: Đối với các quỹ từ thiện và quỹ xã hội thành lập với mục đích hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi liên tỉnh thì số tài sản đảm bảo phải là 7 tỷ đồng, Đối với các quỹ từ thiện và quỹ xã hội được thành lập hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh thì sẽ phải đảm bảo số tài sản là 3 tỷ đồng. Đối với các quỹ từ thiện và quỹ xã hội hoạt động trong phạm vi cấp huyện thì sẽ phải đảm bảo số tài sản là 1 tỷ đồng. Còn đối với quỹ từ thiện và quỹ xã hội được thành lập để hoạt động trong phạm vi cấp xã thì sẽ phải đảm bảo số tài sản là 500 triệu đồng.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định rằng, tài sản đóng góp để thành lập quỹ từ thiện và của xã hội sẽ phải được chuyển quyền sở hữu cho hai loại quỹ này trong thời hạn luật định đó là 45 ngày làm việc được tính kể từ ngày quỹ từ thiện và quỹ xã hội được cấp phép thành lập và công nhận điều lệ theo đúng trình tự và thủ tục của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó thì tài sản và tài chính của các quỹ từ thiện và quỹ xã hội sẽ phải được sử dụng để đảm bảo hoạt động đầu cơ của quỹ từ thiện và quỹ xã hội cũng như chi trả cho các nhiệm vụ phù hợp với điều lệ mà quỷ đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài ra thì cũng phải sử dụng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và không trái với thuần phong mỹ tục theo đúng như tiêu chỉ của quỹ đặt ra. Trường hợp tài sản là tiền đồng Việt Nam có số lượng lớn từ 50 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ và vàng có giá trị quy đổi tương đương với khoản tiền là 50 triệu đồng Việt Nam trở lên đóng góp cho quỹ từ thiện và quỹ xã hội thì sẽ phải được thông qua tài khoản ngân hàng của quỹ từ thiện và quỹ xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đồng thời thì pháp luật cũng chỉ rõ rằng, hoạt động của quỹ từ thiện vào quỹ xã hội cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản lý quỹ từ thiện và quỹ xã hội sẽ quy định cụ thể về tỷ lệ chi cho hoạt động của hai loại quỷ này, tuy nhiên tối đa sẽ không quá 5% tổng thu hàng năm của quỹ từ thiện và quỹ xã hội. Nếu như trường hợp nhu cầu chi thực tế cho hoạt động quản lý quỹ vượt quá 5% so với tổng thu hằng năm của quỹ từ thiện vào quỹ xã hội thì khi đó, chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng quản lý quỹ từ thiện và quỹ xã hội sẽ quy định mức chi trả sau khi có ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ hoặc cơ quan tài chính của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện vào quỹ xã hội, nếu như xét thấy chi phí quản lý của quỹ đến cuối năm vẫn không sử dụng hết được thì khi đó chi phí dư thừa này sẽ phải được chuyển sang năm sau và tiếp tục sử dụng theo quy định pháp luật.
3. Quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ xã hội và quỹ từ thiện:
Căn cứ theo quy định tại nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ sề tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, thì quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ từ thiện và quỹ xã hội được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, quyền hạn của quỹ xã hội, quỹ từ thiện:
– Quỹ từ thiện và quỹ xã hội có quyền hạn tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật cũng như điều lệ đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
– Có thẩm quyền trong hoạt động quyên góp và tài trợ cũng như tiếp nhận tài sản do các chủ thể là cá nhân và tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ bảo hiểm tặng theo các hình thức khác nhau đúng với mục đích hoạt động của quỹ và đúng với quy định của pháp luật;
– Được phép thành lập pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật về xã hội và từ thiện;
– Quỹ từ thiện và quỹ xã hội cũng là chủ thể được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo;
– Quỹ từ thiện và quỹ xã hội sẽ được phối hợp với các chủ thể là cá nhân và tổ chức để tiến hành vận động quyên góp cũng như vận động tài trợ đúng với mục đích của quỹ hoặc để triển khai các dự án và đề án cụ thể theo quy định của pháp luật;
– Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với các địa phương và ban ngành, với các chủ thể là tổ chức và cá nhân cần sự giúp đỡ để tiến hành xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ theo mục đích hoạt động của quỹ.
Thứ hai, nghĩa vụ của quỹ xã hội, quỹ từ thiện:
– Quỹ từ thiện và quỹ xã hội có nghĩa vụ hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được phép tiếp nhận tài trợ và vận động tài trợ trong phạm vi hoạt động theo như điều lệ của quỹ đã đăng ký với cơ quan nhà nước;
– Quỹ từ thiện và quỹ xã hội chỉ được thực hiện tài trợ đúng theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức đã ủy quyền phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ mà không trái với đạo đức xã hội cũng như không trái với quy định của pháp luật;
– Nếu như quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến tặng, hoặc theo
– Phải sử dụng tài sản và tài chính một cách tiết kiệm và có hiệu quả theo đúng mục đích hoạt động của quỹ, phải nộp nghĩa vụ với nhà nước và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và thống kê theo đúng quy định của pháp luật về kiểm toán thống kê, bên cạnh đó phải đăng ký mã số thuế và kê khai thuế theo đúng quy định của pháp luật;
– Phải chịu sự thanh tra và kiểm tra cũng như giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cộng đồng xã hội. Quỹ từ thiện và quỹ xã hội phải có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại và tố cáo trong nội bộ cũng như báo cáo kết quả giải quyết với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hằng năm thì quỹ từ thiện và quỹ xã hội cũng phải có trách nhiệm công khai các khoản đóng góp trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các chủ thể được biết trước giai đoạn này 31 tháng 3 dương lịch. Ngoài ra thì quỹ từ thiện và quỹ xã hội cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ khác theo như pháp luật đã quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ sề tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
– Thông tư 4/2020/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định 93/2019 về quỹ từ thiện.