Các hình thức chuyển ngạch viên chức? Trình tự thủ tục chuyển ngạch viên chức? Chuyển ngạch viên chức cao đẳng sang đại học? Điều kiện chuyển ngạch viên chức sang công chức? Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét ngạch viên chức?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về chuyển ngạch viên chức và thủ tục chuyển ngạch viên chức theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về quản lý, sử dụng viên chức khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Viên chức sẽ được tuyển dụng theo vị trí việc làm và phải là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sư đầy đủ, độ tuổi đủ mười tám tuổi trở lên, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập có thể theo chế độ hợp đồng lao động, lương sẽ được hưởng từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên trong quá trình làm việc thì viên chức có thể thực hiên việc chuyển ngạch viên chức. Sau đây Luật Dương Gia xin đưa ra một số quy định của pháp luật về chuyển ngạch viên chức như sau:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các hình thức chuyển ngạch viên chức
Viên chức có thể thay đổi chức danh nghề nghiệp thông qua thi hoặc xét tuyển chức danh nghề nghiệp.
Việc thi hoặc xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Nghị định 115/2020NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có quy định về thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét nâng hạng viên chức như sau:
+) Thẩm quyền tổ chức thi, xét thang hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức:
– Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định về chỉ tiêu thăng hạng và tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV.
– Việc phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.
2. Trình tự thủ tục chuyển ngạch viên chức
Mỗi năm cơ quan có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức được phân công phân cấp sẽ tổ chức thực hiện xét nâng hạng viên chức hay tổ chức thi nâng hạng viên chức tiến hành xây dựng kế hoạch, đề án xét hoặc là thi nâng hạng viên chức. Sau đó tổng hợp nhu cầu chỉ tiêu hăng hạng chức danh nghề nghiệp và danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét hạng chức danh nghề nghiệp.
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi, xét nâng hạng viên chức sẽ phải thành lập Hội đồng thi trong trường hợp thi nâng hạng viên chức hoặc Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Hội đồng này sẽ có chức năng nhiệm vụ quyền hạn như sau:
Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng viên chức phải thông báo về kế hoạch, thông báo về nội dung, hình thức cũng như nội quy thi hoặc xét, thông báo về thời gian và địa điểm tổ chức thi nâng hạng viên chức hoặc xét nâng hạng.
Bên cạnh đó Hội đồng còn phải thành lập ban giúp việc để ban đó thực hiện việc ra đề thi, bộ phận coi thi, rồi bộ phận thực hiện phách, hay chấm thi và ban phúc khảo hoặc ban thẩm định hồ sơ mỗi ban này độc lập với nhau và có nhiệm vụ khác nhau, thành lập các ban này nhằm mục đích mang tính chất khách quan, đảm bảo tính công bằng trong quá trình xét nâng hạng hay thi nâng hạng viên chức. Trong trường hợp cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể thành lập Tổ thư ký giúp việc.
Hội đồng này cũng thực hiện thu phí của các thí sinh tham gia dự thi hay xét nâng hạng viên chức để có các kinh phí cho hoạt động này. Tham gia tổ chức thực hiện viêc chấm thi của thí sinh, thực hiện xét hồ sơ nâng ngạch của viên chức, nếu có phúc khảo sẽ thực hiện tổ chức phúc khảo bài thi của viên chức đó.
Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chúc danh nghề nghiệp công nhận kết quả kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Nếu trong quá trình tổ chức thi hoặc xét nâng hạng viên chức mà có khiếu nại hay tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật hay quy chế thi thì Hội đông xét hoăc tổ chức thi nâng hạng viên chức có thẩm quyền để giải quyết.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sẽ tự giải thể.
Căn cứ theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP Hồ sơ đăng ký xét hoặc thi nâng hạng viên chức bao gồm:
– Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
– Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
Trường hợp viên chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;
Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học;
– Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
3. Chuyển ngạch viên chức cao đẳng sang đại học
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi thi viên chức và có quyết định đi làm từ 1/10/2020, vị trí tuyển dụng: từ cao đẳng trở lên. Tôi tốt nghiệp đại học chính quy, chuyên ngành quản trị kinh doanh, và hưởng lương theo bậc cao đẳng. Vậy tôi có được hưởng lương theo bậc đại học không, và làm thế nào để chuyển sang ngạch đại học? Mong luật sư sớm trả lời cho tôi biết ạ. Đến 30/6/2020 là tôi kết thúc thời gian tập sự theo bậc cao đẳng, giờ chuyển ngạch có được không ạ? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 31 Luật viên chức 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 có quy định:
Điều 31. Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Theo thông tin bạn trình bày, bạn sắp hết thời gian tập sự, căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 24. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người tập sự sau khi hết thời gian tập sự
1. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này; người hướng dẫn tập sự có trách nhiệm nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự và nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
Theo quy định trên, khi hết thời gian tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá phẩm chất, đạo đức và kết quả công việc của bạn, nếu bạn đáp ứng yêu cầu thì người đứng đầu sẽ quyết định hoặc làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền quản lý viên chức ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho bạn.
Theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định này thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
2. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Căn cứ theo các quy định trên, cùng thông tin bạn trình bày, bạn đang là viên chức hưởng lương trình độ cao đẳng, nhưng bạn có bằng đại học do vậy bạn có thể được hưởng lương theo bằng đại học. Để được hưởng lương theo bằng đại học thì bạn cần đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện để thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Sau khi bạn trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có quyết định bổ nhiệm bạn sẽ được xếp lương theo chức danh nghề nghiệp bạn trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
4. Điều kiện chuyển ngạch viên chức sang công chức
Tóm tắt câu hỏi:
Văn phòng cho em hỏi, em được biên chế vào ngạch viên chức ngành y tế, nhưng giờ em được tăng cường sang phòng Y tế của ubnd huyện, em đã biên chế được 5 năm và không kể thời gian tập sự, vậy em muốn chuyển sang ngạch công chức thì phải làm như thế nào ạ? Bằng của em là bằng cao đẳng dược. Em cảm ơn ạ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2019:
“1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.”
căn cứ Điều 37 Luật cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định phương thức tuyển dụng công chức:
“1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.
2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
3. Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
d) Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
đ) Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
4. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này; các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này còn phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Từ những quy định trên, có thể thấy trường hợp của bạn đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì bạn sẽ được xét chuyển vào công chức thông qua thi tuyển , xét tuyển hoặc được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về công chức.
5. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét ngạch viên chức
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi. Em có bằng trung cấp văn thư lưu trữ. Hiện nay em đang là viên chức hưởng mã ngạch 01.004. Nay em đang đi học lớp đại học hành chính quản lý nhà nước. Em lo sau này ra trường sẽ không chuyển được ngạch. Cho em hỏi. Em theo học lớp này thì sau này em có được chuyển ngạch không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định này thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
2. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có bằng trung cấp văn thư lưu trữ, hiện đang là viên chức hưởng mã ngạch 01.004, nay bạn đi học lớp đại học hành chính quản lý nhà nước; sau khi có bằng nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên thì có thể dự thi hoặc xét nâng ngạch.