Quy định về chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng? Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng? Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng? Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng?
Hiện nay, việc lập thiết kế quy hoạch xây dựng chính là hoạt động đặc thù, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Trong quá trình áp dụng, nhiều trường hợp đã tìm hiểu về chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng tuy nhiên chưa hiểu rõ quy định pháp luật dẫn đến áp dụng sai, không đúng. Vậy, Quy định về chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng?
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng:
Căn cứ theo quy định của Luật Xây dựng và Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III, cụ thể:
– Các hạng chứng chỉ khác nhau, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ phải đáp ứng các điều kiện khác nhau, tổ chức đề nghị cấp cần chuẩn bị hồ sơ khác nhau và tổ chức đề nghị cấp lựa chọn cơ quan có thẩm quyền tương ứng để cấp chứng chỉ.
Do đó, đối với mỗi hạng chứng chỉ cũng có phạm vi hoạt động khác nhau, cụ thể:
Chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch hạng 1 | Có phạm vi hoạt động là lập tất cả các loại đồ án quy hoạch xây dựng |
Chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch hạng 2 | Có phạm vi hoạt động là lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. |
Chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch hạng 3 | Có phạm vi hoạt động là lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Đối với các đồ án quan trọng thuộc diện đồ án phải xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng. |
2. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng, trong đó có:
– Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ đào tạo, văn bằng phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
– Đối với các chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III.
– Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật Xây dựng bao gồm:
+ Hoạt động tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng;
+ Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
+ Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
+ Thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ cấp chứng chỉ năng lực hạng II và hạng III.
Do đó, khi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng nhất định mà pháp luật đã quy định thì tổ chức đó phải đáp ứng điều kiện và được cấp chứng chỉ trường trước khi tiến hành hoạt động.
Tổ chức muốn tiến hành hoạt động này hợp pháp phải đáp ứng đúng quy định về điều kiện của tổ chức bởi lập thiết kế quy hoạch xây dựng là hoạt động có điều kiện, do đó phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh và nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ tới cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, Tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng thì phải xin chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
3. Điều kiện xin cấp chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 62, Nghị định 15/2021/NĐ-CP chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, đối với cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng khi đáp ứng điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng và có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
Thứ nhất, Hạng I:
i) Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc;
(ii) Đã có 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Thứ hai, Hạng II:
i) Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc;
ii) Đã có 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Thứ ba, Hạng III:
i) Đã tham gia lập thiết kế quy hoạch xây dựng của lĩnh vực chuyên môn ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc;
Điều 92 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng bao gồm những điều kiện tương ứng đối với các hạng năng lực như sau:
Thứ nhất, Hạng l:
i) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; giao thông của đồ án quy hoạch; hạ tầng kỹ thuật có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
ii) Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng, trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch chung thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện.
Thứ hai, Hạng II:
i) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch xây dựng; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
ii) Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền, đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Thứ ba, Hạng III:
Đối với các cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì, chủ nhiệm các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; giao thông của đồ án quy hoạch; hạ tầng kỹ thuật có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
4. Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng:
4.1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng:
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng bao gồm những giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ;
(2) Quyết định thành lập tổ chức (nếu có);
(3) Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ;
(4) Các hợp đồng và
Sau đó, tiến hành nộp lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực. Bộ Tài chính quy định rõ ràng việc thu, nộp, quản lý sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
4.2. Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Quý bạn đọc tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền tương ứng với từng hạng chứng chỉ năng lực.
Bước 2: Thẩm tra, đánh giá hồ sơ và cấp chứng chỉ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm tiến hành thẩm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định thì cán bộ, công chức có thẩm quyền tiến hành ra thông báo, giấy hẹn cấp chứng chỉ năng lực thiết kế quy hoạch xây dựng. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc không đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền thông báo tới tổ chức bằng văn bản.
Bước 3: Nhận chứng chỉ, nộp lệ phí
Quý bạn đọc được cấp chứng chỉ nhận chứng chỉ theo giấy hẹn, nộp lệ phí nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.