Khái quát về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan? Quy định về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan?
Khi đất nước các phát triển thì pháp luật và Nhà nước sẽ thực sự quan tâm và trú trọng đến các quyền của các cá nhân, tổ chức một cách chặt chẽ hơn. Một trong số đo là việc mà pháp luật thực hiện các hoạt động để bảo vệ các quyền của chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ mà họ tạo ra. Mà quyền này được xét dưới góc độ pháp lý đó là quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Do đó, pháp luật cũng quy định rất cụ thể về quyền tác giả và những quy định về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan để nhằm mục đích bảo vệ những quyền này một cách chính xác nhất và xác thực nhất.
Tuy rằng những quyền tác giả và quyền liên quan là những nguyền lợi mà các tổ chức và cá nhân sử dụng hàng ngày những không phải ai cũng nắm bắt và hiểu rõ về nội dung về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan này. Vậy theo như quy định của pháp luật hiện hành thì có quy định về nội dung của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ các quyền của chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ mà họ tạo ra. Đồng thời thì pháp luật cũng quy định chính xác về quyền tác giả, quyền liên quan rạch ròi với quy định về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan trong Luật Sở hữu trí tuệ. Nói một cách chính xác nhất, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan là cá nhân sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Trước khi giải thích về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan là gì? tác giả sẽ giải thích một số thuật ngữ pháp lý liên quan.
– Thứ nhất, quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
Tuy rằng quý bạn đọc không cò xa lạ gì với nội dung của khái niệm về quyền tác giả, quyền liên quan, đồng thời thì trong những bài viết có nội dung liên đến quyền tác giả, quyền liên quan cũng có nhắc đến trong rất nhiều các bài viết của Luật Dương Gia. Những để thuận tiện cho việc tham khảo và tìm hiểu của quý bạn đọc thì trong nội dung bài viết này tác giả vẫn sẽ cung cấp định nghĩa về quyền tác giả, quyền liên quan theo giải thích tại Điều 3, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, cụ thể:
– Theo như quy định tại Khoản 2 Điều này thì khái niệm về quyền tác giả được định nghĩa là: “quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Như vậy, khi cá nhân sáng tác ra một tác phẩm và thể hiện tác phẩm dưới dạng hình thức nhất định. Thông qua quá trình lao động sáng tạo hoặc một tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền tác giả thì những tổ chức, cá nhân đó được xem là chủ thể của quyền tác giả.
– Theo như quy định tại Khoản 3 Điều này thì khái niệm về quyền liên quan được định nghĩa là: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
– Thứ hai, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan là gì?
Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan cũng được giải thích trong Luật Sở hữu trí tuệ, điều này nhằm xác định, nhận diện và phân biệt với chủ sở quyền tác giả, quyền liên quan, theo đó, tại Điều 36 ghi nhận: “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.“ Còn đối với khái niệm củ sở hữu quyền liên quan được quy định tại Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.”
Như vậy, có thể thấy rằng, chủ sở hữu của quyền tác giả, quyền liên quan được quy định trong luật này thì đều là các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, tùy vào tính chất và mục đích sử dụng khác nhau mà sẽ được quy định về những chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan cho từng sản phẩm khác nhau theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Quy định về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan:
2.1. Quy định về chủ sở hữu quyền tác giả:
Chủ sở hữu quyền tác giả: là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định pháp luật. Hiện nay, chủ sở hữu quyền tác giả được phân chia như sau:
Thứ nhất: chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả: trong trường hợp này, tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giá. Trường hợp này người sáng tạo ra tác phẩm đồng thời là người đầu tư thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác quyết định việc hình thành tác phẩm, như việc nhà văn viết tiểu thuyết, nhạc sĩ viết nhạc.
Thứ hai: chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả, trong trường hợp này thay hai hoặc nhiều người cùng dầu tư thời gian công sức, trí tuệ, tiền bạc để cùng sáng tạo ra tác phẩm. Do đó, các đồng tác giả đồng thời là đồng sở hữu đối với tác phẩm.
Thứ ba: chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác gia hoặc giao kết hợp đồng với tác giả. Dang này bao gồm việc sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ do tổ chức quản lí nhân sự giao, như nhân viên được giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm.
Thứ tư: chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế: di sản của người chết để lại, trong đó có di sản là tài sản trí tuệ.
Thứ năm: chủ sở hữu quyền tác giả là người nhận chuyển nhượng quyền tác giả: dạng này bao gồm các trường hop của chủ sở hữu quyền tác giả chuyên nhượng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo cam kết tại hợp đong. Tổ chúc, cá nhân nhận chuyển nhượng là chủ sở hữu.
Thứ sáu: chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước, dạng này bao gồm các trường hợp, tác phẩm còn trong thơi hạn báo hộ nhưng chủ sở hữu quyền đã chết và không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sán, hoặc thuộc trường hợp không được quyền hướng di sản hoặc trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền tác giá cho Nhà nước.
2.2. Quy định về chủ sở hữu quyền liên quan:
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của minh để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan. Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.
Tác giả của một tác phẩm được nhận định chính xác đó là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm nhưng chủ sở hữu quyền tác giả chưa chắc đã là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Chủ sở hữu có thể là tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả, người thừa kế của tác giả… Nói chung là pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành đã quy định rất rõ giữ hai nội dung về tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là những đối tượng được hưởng quyền tác giả. Chỉ khi chủ sở hữu chính là tác giả thì cá nhân, tổ chức được quy định này mới được hưởng đầy đủ quyền nhân thân và quyền tài sản của một tác phẩm theo như quy định của pháp luật hiện hành.