Quy định về cho thuê doanh nghiệp tư nhân? Quy định về bán doanh nghiệp tư nhân?
Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp khá phổ biến, xuất hiện từ rất lâu đời và được quy định tại
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về cho thuê doanh nghiệp tư nhân:
1.1. Cho thuê doanh nghiệp tư nhân:
Cho thuê doanh nghiệp được hiểu là việc chuyển giao quyền chiếm hữu và sử dụng toàn bộ doanh nghiệp cho người khác trong một thời gian nhất định để thu một khoản tiền nhất định gọi là tiền thuê.
Cho thuê doanh nghiệp là quyền cơ bản mà pháp luật trao cho chủ Doanh nghiệp tư nhân. Việc các chủ thể có cho thuê hay không, lựa chọn ai để cho thuê và giới hạn phạm vi quyền lợi trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp như thế nào hoàn toàn theo sự thỏa thuận trên cơ sở quyền tự quyết của chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, việc các chủ thể cho thuê doanh nghiệp không làm thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu. Nhằm mục đích để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên, pháp luật khuyến khích sự thỏa thuận và đã đưa ra định chi tiết trong hợp đồng cho thuê doanh nghiệp về trách nhiệm và quyền lợi cụ thể của chủ sở hữu và người thuê đối với kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân. Việc ban hành quy định này đã trở thành cơ sở để khi có vấn đề trách nhiệm với bên thứ ba về hoạt động của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo chế độ trách nhiệm vô hạn, nhưng sau đó được người thuê đền bù hoặc gánh vác rủi ro nếu đã có thỏa thuận trong hợp đồng.
1.2. Điều kiện cho thuê doanh nghiệp tư nhân:
Khi chủ doanh nghiệp tư nhân cho thuê doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Điều 191
“Điều 191. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tự nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho cá nhân khác thuê doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải lập hợp đồng cho thuê (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên khi nộp hồ sơ đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp bản sao hợp đồng có công chứng, chứng thực).
– Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
1.3. Thủ tục cho thuê doanh nghiệp tư nhân:
Theo quy định pháp luật thì thủ tục cho thuê doanh nghiệp tư nhân bao gồm các bước sau:
Bước 1: Hai bên lập hợp đồng cho thuê doanh nghiệp. Hình thức và nội dung của hợp đồng tuân thủ theo các nguyên tắc của
Bước 2: Các chủ thể làm thủ tục thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân.
Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ cho thuê doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
– Thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân Phụ lục II – 6 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT;
– Bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng.
Nơi nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp tư nhân sẽ nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức sau:
– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia (Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc nộp qua mạng).
Lệ phí giải quyết:
– 50.000 đồng theo Thông tư 47/2019/TT-BTC của Bộ tài Chính.
2. Quy định về bán doanh nghiệp tư nhân:
2.1. Bán doanh nghiệp tư nhân:
Bán Doanh nghiệp tư nhân được hiểu là chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp cho người khác. Việc bán doanh nghiệp về thực chất là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân bán toàn bộ tài sản còn lại trong doanh nghiệp, bởi vì về nguyên tắc, trước khi bán, các doanh nghiệp tư nhân đã thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hết các hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên có liên quan. Do đó, pháp luật nước ta quy định sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
Bán doanh nghiệp tư nhân về cơ bản là chuyển nhượng toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp chứ không chuyển nhượng tư cách pháp lý. Doanh nghiệp tư nhân khi bị bán là bị tách rời khỏi tư cách cá nhân người chủ sở hữu, tách rời khỏi khối tài sản đảm bảo trách nhiệm cho hoạt động của nó.Do đó thực chất từ thời điểm bán thì doanh nghiệp tư nhân đó chấm dứt sự tồn tại. Chủ thể là người mua doanh nghiệp có thể dùng khối tài sản này để mở rộng hoạt động kinh doanh hiện có của mình. Kể cả trong trường hợp các chủ thể là người mua doanh nghiệp là một cá nhân và tiến hành đăng ký kinh doanh lại dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân với tên doanh nghiệp và toàn bộ cơ sở vật chất nhân lực giữ nguyên như cũ, thì doanh nghiệp vừa được đăng ký kinh doanh này cũng là một Doanh nghiệp tư nhân khác, vì các thuộc tính cơ bản của nó như cá nhân chủ sở hữu và khối tài sản riêng của chủ để đảm bảo trách nhiệm cho doanh nghiệp là hoàn toàn khác.
Pháp luật nước ta được ban hành đã yêu cầu chậm nhất là 15 ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo đó cần phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ;
1.2. Điều kiện mua bán doanh nghiệp tư nhân:
Theo Khoản 1 Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nội dung như sau:
“1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.”
Sau khi chủ doanh nghiệp bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp.
Cũng cần lưu ý rằng, chủ doanh nghiệp tư nhân mới có thể chịu những trách nhiệm này nếu như hai bên có thoả thuận khi giao kết
Khi tiếp nhận quản lý doanh nghiệp, chủ mới cần phải tuân thủ các quy định về pháp luật lao động, cụ thể như sau:
– Trong trường hợp các chủ thể là người lao động phải chấm dứt
– Trong trường hợp các chủ thể là người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu theo phương án sử dụng lao động thì chủ doanh nghiệp tư nhân kế tiếp có trách nhiệm tính trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động làm việc thực tế cho mình và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyển quyền sở hữu.
2.3. Thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân:
Theo quy định pháp luật thì thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân bao gồm các bước sau:
Bước 1: Hai bên lập hợp đồng bán doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Hình thức và nội dung của hợp đồng tuân thủ theo các nguyên tắc của
Bước 2: Làm thủ tục thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân.
Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính Phủ thì hồ sơ bán doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán, người mua theo Phụ lục II – 3 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT;
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua.
–
Nơi nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức sau đây:
– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia (Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc nộp qua mạng).
Lệ phí giải quyết:
– 50.000 đồng theo Thông tư 47/2019/TT-BTC của Bộ tài chính.
Cũng cần lưu ý, khi bán doanh nghiệp tư nhân, mặc dù đã chấm dứt việc sở hữu nhưng chủ cũ vẫn phải chịu các nghĩa vụ và khoản nợ trước đó của doanh nghiệp.