Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là một trong những nội dung quan trọng trong lĩnh vực kế toán và quản lý giá cả năng lượng .Vậy quy định về chi phí kinh doanh xăng dầu định mức có những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về chi phí kinh doanh xăng dầu định mức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 104/2021/TT-BTC thì nội dung liên quan đến khoản chi phí kinh doanh xăng dầu định mức. Theo đó, Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức được hiểu là khoản chi phí tổng hợp tối đa chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý, đại lý xăng dầu) để tính giá cơ sở theo mức tối đa. Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức được xác định trên cơ sở báo cáo chi phí thực tế phát sinh của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Trong đó:
+ Cần kể đến các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ; riêng các loại dầu madút là chi phí bán buôn;
+ Thông tin về sản lượng xăng dầu đưa vào tính toán là sản lượng kg, lít thực tế tiêu thụ trong nước trong kỳ báo cáo.
Như vậy, chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là khoản chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (khoản phí này đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý, đại lý xăng dầu) để tính giá cơ sở theo mức tối đa.
– Đồng thời, tại Điều 5 Văn bản hợp nhất số 56/VBHN-VPQH Thông tư liên tịch phương pháp tính giá cơ sở xăng dầu quy định về chi phí kinh doanh xăng dầu định mức, lợi nhuận định mức để tính giá cơ sở:
+ Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối (đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý, đại lý xăng dầu; đã bao gồm chi phí phát sinh đặc thù của xăng E5, E10 như: chi phí khấu hao tài sản của hệ thống phối trộn xăng E5, E10, chi phí hao hụt trong quá trình phối trộn, chi phí vận hành, chi phí giám định cấp chứng chỉ hợp chuẩn, hợp quy, chi phí tài chính, chi phí vận chuyển phát sinh do cung đường vận chuyển hàng hóa thay đổi, chi phí cải tạo cửa hàng chuyển sang kinh doanh xăng E5, E10…) để tính giá cơ sở theo mức tối đa như sau:
Liên quan đến chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại xăng không chì là: 1.050 đồng/lít;
Theo quy định thì chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại xăng E5, E10 là: 1.250 đồng/lít;
Đối với các loại dầu điêzen, dầu hỏa thì chi phí kinh doanh bình quân định mức là: 950 đồng/lít;
Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu madút là: 600 đồng/kg.
Lưu ý: các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ; riêng các loại dầu madút là chi phí bán buôn.
+ Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu có chi phí kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) hợp lý, hợp lệ (được kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập kiểm toán) cao hơn mức quy định trên, thương nhân đầu mối cân đối, xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; đồng thời, được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó để bù đắp chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ phát sinh, nhưng giá bán không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm.
+ Hàng năm, thương nhân đầu mối có trách nhiệm kiểm toán riêng chuyên đề về chi phí kinh doanh kinh doanh xăng dầu; chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí phối trộn xăng E5, E10 và rà soát, tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công Thương (Vụ thị trường trong nước) yêu cầu thương nhân đầu mối báo cáo đột xuất;
Thông qua các nội dung báo cáo của các thương nhân đầu mối thì Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có trách nhiệm trong việc chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) tổng hợp, đánh giá, kiểm tra, khảo sát thực tế (nếu cần thiết) để có Điều chỉnh cho phù hợp;
+ Tổ chức, cá nhân sẽ tuân thủ quy định về các chi phí kinh doanh định mức tối đa thông qua việc thông báo bằng văn bản của Bộ Tài chính để điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thương nhân đầu mối trong từng thời kỳ;
– Gia bán lẻ xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) thì thương nhân phân phối xăng dầu được quyết định giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu. Mức giá này cần cưn cứ trên thực tế tại địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu nhưng không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm để bù đắp chi phí kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ phát sinh được kiểm toán độc lập kiểm toán khi đưa xăng dầu bán tại địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu.
2. Ai có trách nhiệm xác định chi phí kinh doanh xăng dầu định mức?
Hoạt động xác định chi phí kinh doanh xăng dầu định mức được thể hiện đầy đủ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 104/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
– Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) tổng hợp, rà soát, đánh giá, trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu báo cáo bổ sung và khảo sát thực tế để nắm bắt thêm thông tin.
– Hoạt động thông báo chi phí kinh doanh được thực hiện định kỳ, và theo quy định thì định kỳ trước ngày 01 tháng 07 hàng năm, Bộ Tài chính thông báo chi phí kinh doanh định mức để Bộ Công Thương áp dụng, tính toán trong công thức giá cơ sở xăng dầu. Nếu nhận thấy chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ biến động tăng hoặc giảm bất thường do ảnh hưởng bới các yếu tố khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân (nếu có) thì Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có trách nhiệm trong việc lập văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đánh giá và phối hợp với Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh cho phù hợp;
Theo đó, Bộ Tài chính xác định chi phí kinh doanh định mức và thông báo hàng năm để Bộ Công Thương áp dụng trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu, cụ thể:
– Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính (cụ thể là Cục Quản lý Giá) sẽ tiến hành tổng hợp, rà soát, đánh giá.
– Định kỳ trước ngày 01 tháng 07 hàng năm, Bộ Tài chính thông báo chi phí kinh doanh định mức để Bộ Công Thương áp dụng, tính toán trong công thức giá cơ sở xăng dầu.
Lưu ý là nếu chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ biến động tăng hoặc giảm bất thường do yếu tố khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính đánh giá và phối hợp với Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
3. Quy định về vấn đề báo cáo chi phí kinh doanh xăng dầu định mức:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư 104/2021/TT-BTC thì đã quy định việc báo cáo chi phí kinh doanh xăng dầu định mức như sau:
Hàng năm, trước ngày 31 tháng 3 thì thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi các báo cáo chuyên đề về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước):
– Tiến hành báo cáo kiểm toán chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu;
– Báo cáo về chi phí thù lao kinh doanh xăng dầu dành cho đại lý, tổng đại lý, thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, khách hàng khác (nếu có);
– Thực hiện hoạt động báo cáo sản lượng xăng dầu nhập mua, xuất bán, tồn kho chi tiết từng chủng loại xăng dầu.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 56/VBHN-VPQH Thông tư liên tịch phương pháp tính giá cơ sở xăng dầu;
– Thông tư số 104/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu.