Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế. Vậy pháp luật quy định thế nào về chế độ thuế GTGT của doanh nghiệp chế xuất?
Mục lục bài viết
1. Quy định về chế độ thuế GTGT của doanh nghiệp chế xuất:
Khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế có giải thích rằng doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện về hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
Điều 2 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC 2021 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và
– Đối với hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp chế xuất đó là cung cấp hàng hóa dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài hoặc cho khu chế xuất khác thì sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT;
– Đối với hoạt động gia công và bán hàng hóa vào nội địa, doanh nghiệp chế xuất sẽ cần thực hiện kê khai hạch toán riêng và đăng ký với cơ quan thuế để kê khai nộp thuế GTGT đối với hoạt động này.
Một trong các đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định ở tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC 2021 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP đó chính là:
– Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
– Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. Các khu phi thuế quan bao gồm là: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, các khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng về các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi các mặt hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông qua các căn cứ trên, hàng hóa được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và ở giữa các khu phi thuế quan với nhau là đối tượng không chịu thuế GTGT.
Mặt khác, doanh nghiệp chế xuất chính là một phần trong khu thuế quan. Chính vì vậy mà việc bán hàng vào khu chế xuất sẽ không chịu thuế GTGT khi việc mua bán xuất phát giữa nước ngoài và các khu chế xuất hoặc giữa khu chế xuất với các khu phi thuế quan khác.
Đối với hoạt động gia công và bán hàng vào nội địa, các doanh nghiệp chế xuất cần thực hiện kê khai hạch toán riêng và phải đăng ký với cơ quan thuế để kê khai nộp thuế GTGT đối với hoạt động này. Về thuế GTGT thì đối với dịch vụ gia công của doanh nghiệp chế xuất cung cấp thực hiện cho doanh nghiệp nội địa: ở trong trường hợp hoạt động gia công của Doanh nghiệp chế xuất thuộc hoạt động mua bán mặt hàng hóa và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc mua bán các hàng hóa tại Việt Nam thì Doanh nghiệp chế xuất sẽ phải thực hiện việc hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động gia công nêu ở trên với mức thuế suất GTGT là 8%.
2. Kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp chế xuất:
– Đối với hoạt động xuất khẩu các hàng hóa dịch vụ ra nước ngoài hoặc khu chế xuất khác:
+ Đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ra nước ngoài hoặc là khu chế xuất khác, do không phải đối tượng chịu thuế GTGT do đó doanh nghiệp không phải kê khai thuế GTGT;
+ Tuy nhiên từ ngày 01/07/2022 thì cần xuất hóa đơn cho hoạt động xuất khẩu theo quy định tại Điểm 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
– Đối với hoạt động bán các hàng hóa vào nội địa: Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế GTGT, thực hiện xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT đối với hoạt động bán hàng vào nội địa.
+ Trường hợp công ty đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ: phải sử dụng hóa đơn VAT và xác định thuế suất của hàng hóa theo quy định của luật và theo thông tư hướng dẫn về thuế GTGT, kê khai nộp thuế theo mẫu 01/GTGT;
+ Trường hợp công ty đăng ký tính thuế theo phương pháp trực tiếp, công ty sử dụng hóa đơn bán hàng dành cho các khu phi thuế quan để lập và giao cho khách hàng, thực hiện việc kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp mẫu 04/GTGT.
– Đối với hoạt động thanh lý tài sản vào nội địa: các doanh nghiệp được lựa chọn 2 phương án khi thanh lý tài sản vào nội địa:
+ Phương án 1: Làm thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng
++ Làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan, nộp thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế khác ngay ở khâu mua vào (nếu ban đầu được ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu và VAT ở khâu nhập khẩu);
++ Ở khâu bán ra, liên hệ cơ quan thuế để được xuất hóa đơn và không cần làm thêm thủ tục hải quan khác sau khi đã hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản.
+ Phương án 2: Lập hồ sơ để thanh lý tài sản
++ Khi thanh lý tài sản cố định vào nội địa, thì công ty cần có văn bản báo cáo về việc thanh lý tài sản gửi cơ quan hải quan quản lý;
++ Bên bán mở tờ khai xuất khẩu, bên mua mở tờ khai nhập khẩu theo đúng quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu;
++ Xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng. Nếu như đơn vị chưa đăng ký sử dụng hóa đơn có thể liên hệ cơ quan thuế để xuất hóa đơn từng lần;
++ Trường hợp đơn vị mua hàng hóa, dịch vụ chưa thực hiện việc kê khai nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, công ty không cần thiết phải thực hiện kê khai nộp thuế GTGT cho hoạt động này tuy nhiên cần lưu lại chứng từ nhập khẩu của khách hàng để giải trình thuế.
3. Dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất có được áp dụng thuế GTGT 0%:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC 2021 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định về Thuế suất 0% như sau:
– Thuế suất 0%: áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong các khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện mà không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng về mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9 của Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC 2021 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là các hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; các hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó thì dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng ở trong khu phi thuế quan. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 20 Điều 4 của Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC 2021 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và
– Thông qua các căn cứ trên thì thuế GTGT 0% áp dụng đối với dịch vụ xuất khẩu, trong đó, dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp trong khu thuế quan được xem là dịch vụ xuất khẩu. Mặt khác thì doanh nghiệp chế xuất là tổ chức thuộc khu phi thuế quan. Chính vì vậy, dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp chế xuất vẫn được áp dụng thuế GTGT 0% nếu như không thuộc các trường hợp không được áp dụng mức thuế suất 0%
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC 2021 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP.