Quy định của pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới và những quy định riêng đối với lao động nữ? Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ ngày "đèn đỏ" đối với lao động nữ? Mức xử phạt khi công ty không cho người lao động nữ nghỉ trong ngày "đèn đỏ"?
Trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, chế độ lao động luôn là vấn đề được người lao động quan tâm vì nó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp của người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Một trong những quyền lợi của lao động nữ là sự ưu tiên trong những ngày “đèn đỏ”. Vậy chế độ đó được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định của pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới và những quy định riêng đối với lao động nữ:
- 2 2. Ngày “đèn đỏ” là gì?
- 3 2. Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ ngày “đèn đỏ” đối với lao động nữ:
- 4 3. Mức xử phạt khi công ty không cho người lao động nữ nghỉ trong ngày “đèn đỏ”:
- 5 4. Người lao động nữ phải làm gì khi công ty không cho nghỉ theo đúng quy định của luật trong ngày “đèn đỏ”:
1. Quy định của pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới và những quy định riêng đối với lao động nữ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ có nêu rõ về quyền bình đẳng của người lao động như sau:
Quyền bình đẳng của người lao động:
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần
– Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới về các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong quan hệ lao động.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của phụ nữ. Việc tham khảo ý kiến của đại diện lao động nữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động:
+ Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ; ưu tiên giao kết
+ Thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.
2. Ngày “đèn đỏ” là gì?
Ngày đèn đỏ được hiểu là chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt (menstrual cycle) là những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại trong cơ thể của người phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và chu kỳ kinh nguyệt xảy ra là hiện tượng sinh lý cần thiết cho sự sinh sản.
Chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì cho đến khi bước vào thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ trưởng thành. Ngày đèn đỏ là vấn đề sinh học rất bình thường trong tiến trình tự nhiên phát triển của người phụ nữ. Chu kỳ có thể kéo dài trung bình 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 21-35 ngày hoặc thậm chí là 45 ngày.
Khi đến ngày đèn đỏ, sức khỏe của chị em phụ nữ chắc chắn sẽ rất mệt mỏi và suy giảm, tâm trạng khó chịu gây ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái làm việc, hạn chế khả năng làm việc. Do vậy, từ góc độ bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật Việt Nam cũng quy định về chế độ nghỉ ngày “đèn đỏ” đối với lao động nữ.
2. Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ ngày “đèn đỏ” đối với lao động nữ:
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:
“3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, khi người lao động nữ đến kỳ kinh nguyệt, sẽ được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Và thời gian nghỉ này vẫn được tính là thời gian làm việc và được hưởng đủ tiền lương như bình thường theo hợp đồng lao động.
3. Mức xử phạt khi công ty không cho người lao động nữ nghỉ trong ngày “đèn đỏ”:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
… d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;”
4. Người lao động nữ phải làm gì khi công ty không cho nghỉ theo đúng quy định của luật trong ngày “đèn đỏ”:
Việc công ty không cho người lao động nữ nghỉ 30 phút trong ngày đèn đỏ là vi phạm pháp luật và sẽ chịu chế tài xử phạt như đã quy định ở mục trên. Để đảm bảo được quyền lợi của người lao động, cá nhân lao động nữ có thể thực hiện theo quy trình sau nếu công ty làm sai gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động:
– Thứ nhất, làm đơn khiếu nại lên trực tiếp Ban lãnh đạo công ty về việc công ty vi phạm thời gian nghỉ ngơi của người lao động nữ trong những ngày “đèn đỏ”. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 15
– Thứ hai, nếu như công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, người lao động sẽ tiến hành khiếu nại lần hai lên Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
– Thứ ba, nếu khiếu nại lần hai mà không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không thỏa đáng như mong muốn theo quy định của luật thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
…, ngày… tháng … năm…..
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: …………………………………………………
Họ và tên người khiếu nại: ……………………….
Địa chỉ: ………………………………………………
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân ……………..Ngày cấp: ………………
Nơi cấp: ……………………………………………………………
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại: …………………………
Địa chỉ: ………………………………………………
Khiếu nại về việc: …………………………………
Nội dung khiếu nại:
Trong thời gian…………………., tôi đã làm việc ở tại Công ty…. theo hợp đồng lao động số….. Tuy nhiên, công ty không thực hiện đúng nghĩa vụ của công ty đối với người lao động, đặc biệt là lao động nữ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tôi.
Tại khoản 1 Điều 94
“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp”.
Cùng với đó, căn cứ khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định về chế độ chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:
“3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.”
Theo đó, hành vi công ty không cho tôi nghỉ 30 phút trong thời gian làm việc đã vi phạm các quy định nêu trên. Do vậy, nay tôi làm đơn này khiếu nại về hành vi của công ty ……………………… tại địa chỉ …………….. trong thời gian………………………………
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có)
– ……………………………………………………………………………………………….
– ……………………………………………………………………………………………….
– ……………………………………………………………………………………………….
NGƯỜI KHIẾU NẠI
(Ký và ghi rõ họ tên)