Chế độ kế toán hiện nay được quy định cụ thể cho công việc kế toán ở từng loại hình công ty riêng biệt. Hiện nay, chế độ kế toán áp dụng với công ty chứng khoán được quy định tại Thông tư số 210/2014/TT-BTC. Vậy Quy định về chế độ kế toán đối với công ty chứng khoán được quy định cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các công việc của kế toán:
Kế toán ( tiếng Anh là Accounting) được hiểu là người làm công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về việc phản ánh tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan Nhà nước,…
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Kế toán năm 2015 thì kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ bao gồm các công việc sau đây:
– Thực hiện công việc thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã được quy định;
– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ;
– Có nghĩa vụ kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
– Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
2. Thế nào là chế độ kế toán?
Khi làm công việc kế toán thì người làm công việc này phải bảo đảm thực hiện chế độ kế toán. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015 thì chế độ kế toán được quy định là những hướng dẫn và những quy định về kế toán trong một lĩnh vực nhất định hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kế toán uỷ quyền ban hành.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì có các chế độ kế toán được áp dụng đối với từng doanh nghiệp cụ thể:
– Chế độ kế toán doanh nghiệp được điều chỉnh bởi
– Chế độ kế toán công ty chứng khoán được điều chỉnh bởi Thông tư số 210/2014/TT-BTC;
– Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ được điều chỉnh bởi
– Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ được điều chỉnh bởi Thông tư số 132/2018/TT-BTC;
– Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp được điều chỉnh bởi Thông tư số 107/2017/TT-BTC…
Ngoài ra còn một số chế độ kế toán được điều chỉnh bởi những Thông tư cụ thể khác.
3. Nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán được áp dụng đối với kế toán làm việc tại Công ty chứng khoán:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 210/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán được áp dụng đối với kế toán làm việc tại Công ty chứng khoán như sau:
– Kế toán làm việc tại Công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán quy định tại Luật Kế toán năm 2015 cùng với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan và các quy định cụ thể của Thông tư số 210/2014/TT-BTC;
– Các nguyên tắc và phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý chỉ được áp dụng khi Luật Kế toán hiện hành cho phép áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý;
– Thông tư này quy định những đặc thù áp dụng trong công tác kế toán đối với Công ty chứng khoán.
4. Quy định về chế độ kế toán đối với công ty chứng khoán:
4.1. Chế độ chứng từ kế toán đối với Công ty chứng khoán:
Hiện nay, chế độ chứng từ kế toán đối với Công ty chứng khoán được điều chỉnh bởi mục 1 Chương II của Thông tư số 210/2014/TT-BTC. Theo đó, chứng từ kế toán được quy định là loại giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ tài chính, kinh tế được phát sinh và đã được hoàn thành để làm căn cứ ghi vào sổ kế toán.
Để thực hiện được chế độ chứng từ kế toán đối với Công ty chứng khoán thì kế toán phải biết lập chứng từ kế toán, tuân thủ các nguyên tắc lập và ký chứng từ theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 210/2014/TT-BTC. Theo quy định trên thì việc lập chứng từ kế toán được thực hiện như sau:
– Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ phát sinh;
– Chữ viết trong chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt;
– Chứng từ ghi nội dung số tiền thu nộp phải ghi cả bằng số và bằng chữ. Theo đó, số tiền bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền bằng số;
– Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định;
– Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán mà pháp luật hiện hành quy định;
– Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này;
Lưu ý: Chữ ký của người đứng đầu của Công ty chứng khoán như Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được ủy quyền của kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng thương mại. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng;
Như vậy, việc thực hiện chế độ lập chứng từ kế toán của Công ty chứng khoán được thực hiện theo quy định tại mục 1 Phần II Thông tư số 210/2014/TT-BTC. Việc lập nội dung và chữ ký thể hiện trên chứng từ phải tuân thủ theo những quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này.
4.2. Chế độ hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng đối với công ty chứng khoán:
Chế độ kế toán về hệ thống tài khoản này được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 210/2014/TT-BTC. Theo quy định này thì tài khoản kế toán bao gồm: tài khoản kế toán dùng để phân loại và Hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính.
Hệ thống tài khoản kế toán của công ty chứng khoán phải tuân thủ theo nguyên tắc hệ thống bao gồm 04 cấp tài khoản là: tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3, tài khoản cấp 4 và Bảng cân đối kế toán và cả Tài khoản ngoài Bảng cân đối về kế toán theo quy định tại khoản 2 điều 12 Thông tư số 210/2014/TT-BTC này.
Các Công ty chứng khoán sẽ căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán trong hướng dẫn kế toán để áp dụng với Công ty chứng khoán của mình để vận dụng phù hợp với từng hoạt động của công ty, phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản kế toán tổng hợp nội dung tương ứng.
4.3. Chế độ sổ kế toán tại Công ty chứng khoán:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 210/2014/TT-BTC thì sổ kế toán được quy định là loại sổ được dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ những nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến hoạt động của Công ty chứng khoán.
Theo quy định của Thông tư này thì mỗi Công ty chứng khoán sẽ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán trong năm. Theo quy định tại Điều 14 Thông tư này thì hiện nay có 02 loại sổ kế toán đang được sử dụng trong Công ty chứng khoán:
– Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Các Sổ Nhật ký, Sổ Cái;
– Số kế toán chi tiết bao gồm: Các Sổ kế toán chi tiết.
Theo quy định của Thông tư số 210/2014/TT-BTC thì công ty chứng khoán sẽ ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng phần mềm kế toán.
4.4. Chế độ hệ thống báo cáo tài chính của Công ty chứng khoán:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 210/2014/TT-BTC thì danh mục Báo cáo tài chính được áp dụng với Công ty chứng khoán được quy định như sau:
Thứ nhất, Báo cáo tài chính riêng áp dụng đối với Công ty chứng khoán:
STT | Danh mục Báo cáo tài chính riêng | Ký hiệu |
I | Báo cáo tài chính riêng năm | |
01 | Báo cáo thu nhập toàn diện riêng | Mẫu số B 01 – CTCK |
02 | Báo cáo tình hình tài chính riêng | Mẫu số B 02 – CTCK |
03 | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng | Mẫu số B 03 (a,b) – CTCK |
04 | Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu riêng | Mẫu số B 04 – CTCK |
05 | Bản | Mẫu số B 05 – CTCK |
II | Báo cáo tài chính riêng giữa niên độ, bán niên (dạng đầy đủ) | |
01 | Báo cáo thu nhập toàn diện riêng (Bán niên, giữa niên độ) | Mẫu số B 01g – CTCK |
02 | Báo cáo tình hình tài chính riêng (Bán niên, giữa niên độ) | Mẫu số B 02g – CTCK |
03 | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng (Bán niên, giữa niên độ) | Mẫu số B 03 (a,b)g – CTCK |
04 | Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu riêng (Bán niên, giữa niên độ) | Mẫu số B 04g – CTCK |
05 | Bản thuyết minh Báo cáo tài chính riêng (Bán niên, giữa niên độ) | Mẫu số B 05g – CTCK |
Thứ hai, Danh mục Báo cáo tài chính hợp nhất áp dụng đối với Công ty chứng khoán:
STT | Danh mục Báo cáo tài chính hợp nhất | Ký hiệu |
I | Báo cáo tài chính hợp nhất năm | |
01 | Báo cáo thu nhập toàn diện hợp nhất năm | Mẫu số B 01 – CTCK/HN |
02 | Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất năm | Mẫu số B 02 – CTCK/HN |
03 | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất năm | Mẫu số B 03 (a,b) – CTCK/HN |
04 | Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu hợp nhất năm | Mẫu số B 04 – CTCK/HN |
05 | Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất năm | Mẫu số B 05 – CTCK/HN |
II | Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, bán niên (dạng đầy đủ) | |
01 | Báo cáo thu nhập toàn diện hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ) | Mẫu số B 01g – CTCK/HN |
02 | Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ) | Mẫu số B 02g – CTCK/HN |
03 | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ) | Mẫu số B 03 (a,b)g -CTCK/HN |
04 | Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ) | Mẫu số B 04g – CTCK/HN |
05 | Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất (Bán niên, giữa niên độ) | Mẫu số B 05g – CTCK/HN |
Sau khi lập báo cáo tài chính kế toán Công ty chứng khoán thì kế toán đại diện công ty sẽ nộp báo cáo Tài chính tại một trong các cơ quan sau:
– Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước);
– Cơ quan Thuế;
– Cơ quan Thống kê;
– Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Thông tư số 210/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 30/12/2014 Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán.