Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài? Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài? Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài?
Trên nền kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay thì nhà nước luôn khuyến khích các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Theo đó hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện chế độ
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định về chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài
Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài là một trong những nội dung của hoạt động đầu tư ở nước ngoài, nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 73 Luật Đầu tư 2020 như sau
Thứ nhất, về đối tượng thực hiện chế độ báo cáo
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Cơ quan đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
+ Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.
Thứ hai, nội dung, hình thức và thời gian thực hiện chế độ báo cáo
– Báo cáo phải được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
– Đối với việc báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Thời gian thực hiện báo cáo là định kỳ 06 tháng và hằng năm; trong trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tac quản lý nhà nước hoặc những vấn đề phát sinh liên quan đến dự án đầu tư thì phải thực hiện báo cáo đột xuất
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có báo cáo tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ của mình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo tình hình quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
– Đối với hoạt động báo cáo của nhà đầu tư
+ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi
+ Định kỳ hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
+ Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo
+ Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Kết luận: Từ những nội dung chúng tôi cung cấp như trên có thể thấy Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường và thông qua đó có thể tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ và tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Bên cạnh đó thì nhà nước cũng quản lý, giám sát các hoạt động đầu tư ở nước ngoài để đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Nhà nước quy định nhà đầu tư và các cơ quan ban ngành có liên quan phải định kỳ báo cáo các hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại điều 56. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
2. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
3. Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, quy định này có nê cụ thể về thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp như vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên tức là số vốn đầu tư lớn thì thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư sẽ thuộc Quốc hội quyết định. Ngoài ra có các chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định trừ quy định tại khoản 1 như đã nêu trên. Theo đó tại khoản 2 nêu những trường hợp cụ thể về chấp thuận chủ trương đầu tư.
Dựa trên quy định của pháp luật thì nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức đầu tư ra nước ngoài như thành lập tổ chức kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư và có thể thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài theo quy định và mua một phần vốn hay toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài; mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các hình thức đầu tư khác theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó thì không hoàn toàn có nghĩa là nhà đầu tư có thể dễ dàng tự do đầu tư ra nước ngoài với bất ký ngành nghề, với bất kỳ quy mô nào mà không có sự quản lý của nhà nước và cụ thể là sẽ có các dự án cần quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội hay Thủ tướng Chính phủ.
3. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ dựa trên quy định tại điều 57 Luật đầu tư 2020 quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội như sau:
Bước 1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
Bước 3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:
– Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 60 của Luật đầu tư 2020;
– Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
– Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
– Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật đầu tư 2020;
Xem thêm: Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài được quy định như thế nào?
– Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn;
– Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư.
Bước 4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
– Tờ trình của Chính phủ;
– Hồ sơ quy định nêu trên;
– Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
– Tài liệu khác có liên quan.
Bước 5. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:
– Nhà đầu tư thực hiện dự án;
– Mục tiêu, địa điểm đầu tư;
– Vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài;
– Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
Như vậy, khi thực hiện hoạt động chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài cần thực hiện theo trình tự và thủ tục do pháp luật đề ra.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài” và một số thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành, Hi vọng thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc.