Vật liệu nổ quân dụng là gì? Quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng?
Như chúng ta có thể thấy, nếu không nhìn dưới góc độ pháp lý thì vẫn có thể nhận diện được những loại vật liệu nổ bằng mắt thường tuy nhiên đối với vật liệu nổ quân dụng được dùng trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội thì được pháp luật quy định rõ ràng hơn bởi lẽ việc sử dụng cần phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền quyết định. Vậy trong sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ quân dụng được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vật liệu nổ quân dụng là gì?
Trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội thì việc bảo vệ bằng chính trị là chưa đủ bởi ẽ luôn có những yếu tố tiềm ẩn xảy ra bất cứ khi nào mà đất nước luôn phải đưa ra những biện pháp phòng chống và cáp thiết trong trường hợp khẩn cấp. Chính vì vậy cơ quan nahf nước chủ quẩn thành lập Bộ Công an, Quân đội với mục đích đào tạo ra những chiến sỹ với mục đích an ninh. Tuy nhiên nếu như chỉ dùng trí tuệ và sức lưc thì chưa thể khắc phục buộc phải có các vũ khí để hỗ trợ trong đó bao gồm cả những vật liệu cháy nổ ví nhụ như bom, đạn, mìn,…
Vật liệu nổ được dùng bao gồm vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 thì khái niệm vật liệu nổ quân dụng được quy định cụ thể như sau:
Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, có thể kể đến bao gồm những loại sau:
+ Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
+ Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh. Tức là những vật liệu này chỉ được sử dụng đối với mục đích trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nhà nước có quy định hạn chế đối tượng được phép sử dụng bởi nếu như sử dụng sai sẽ dễ dẫn đến hậu quả xấu.
Từ nội dung trên có thể thấy, pháp luật đã quy định vật liệu cháy nổ chỉ được phép sử dụng trong hai mục đích chính và hạn ché đối tượng sử dụng. Trong quốc phòng an ninh có thể thấy được dùng trong chiến tranh như có sự xâm nhập, tấn công bất hợp pháp từ những đối tượng khủng bố bên ngoài còn trong công nghiệp với mục đích kinh tế tức là sản xuất những vật liệu nổ hỗ trợ cho mục đích chung sử dụng.
2. Quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng?
Theo quy định của pahps luật thì vật liệu nổ chỉ được dùng trong những mục đích nhất định và cơ quan, đối tượng được sử dụng cũng sẽ hạn chế. Việc vận chuyển vật liệu nổ quân dụng cũng nằm trong trường hợp này vì di chuyển rất khó khăn và không an toàn trong trường hợp mất kiểm soát. Chính vì vậy việc sử dụng hay vận chuyển đặc biệt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, trong vận chuyển thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng.
Cơ sở pháp lý:
+ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017).
+ Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 18/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép, Giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.
+
Căn cứ vào Điều 36 quy định về việc vận chuyển vật liệu nổ quân dụng trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được thực hiện như sau:
Tại khoản 1 Điều 36 Việc Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã nêu rõ vận chuyển vật liệu nổ quân dụng thực hiện theo quy định sau đây:
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành vận chuyển vật liệu nổ muốn thực hiện buộc phải có mệnh lệnh từ cấp trên về vận chuyển vật liệu nổ quân dụng hoặc được cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng của cơ quan có thẩm quyền.
+ Việc vận chuyển vật liểu nổ trong mục đích quốc phòng, an ninh tuyệt đối phải bảo đảm bí mật, an toàn bởi lẽ việc di chuyển là rất khó khăn, việc giữ kín để tranh trường hợp đối tượng phản quốc có những hành động gây ảnh hưởng quá trình vận chuyển và những vật liệu này sản xuất hoặc nhập khẩu về rất khó nên tuyệt đối phải đảm bảo bí mật.
+ Sử dụng phương tiện chuyên dùng bảo đảm điều kiện vận chuyển vật liệu nổ quân dụng và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường. Trong việc vận chuyển có thể thấy được vật chuyển chuyên riêng của xe quân đội, chắc chắn và an toàn được sự hỗ trợ từ các khối ngành khác như Công an, phòng cháy chữa cháy,..v…v để bảo đảm điểm đi và điểm đến an toàn.
+ Không được chở vật liệu nổ quân dụng và người trên cùng một phương tiện, bởi lẽ bản chất của vật liệu cháy nổ không thể tự nhiên phát cháy nhưng trong quá trình vận chuyển có thể chịu tần suất cũng như những tác động bên ngoài khác nhau nên có thể không đảm bảo được an toàn tuyệt đối nên phải vận chuyển riêng. Trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển tức là người lái xe ngồi chung trên xe nhưng ở khoang buồng lái.
+ Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ quân dụng ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự,
Việc dừng phương tiện sai quy định có thể gây nhiều hậu quả khác nhau và những hậu quả đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy, pháp luật đưa ra những quy định cụ thể về chỗ đỗ phương tiện hợp lý dành cho phương tiện cần thiết phải dừng lại.
Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định sau đây:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân người vận chuyển cần vận chuyển vật liệu nổ thì cần lập hồ sơ xin cấp phép. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, khối lượng vật liệu nổ quân dụng cần vận chuyển, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển;
+ Họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện;
+
Hồ sơ quy định với những thông tin, tài liệu trên phải lập thành 01 bộ và nộp tại
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền xét trường hợp đủ điều kiện vận chuyển thì cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng;
Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép thì cơ quan cấp cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển. Thời hạn hoàn tất việc cấp phép trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
Thủ tục cấp mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ quân dụng đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Lệ phí thực hiện cho việc cấp phép vận chuyển vật liệu:
+ Dưới 5 tấn: 50.000 đồng/ 01 giấy.
+ Từ 5 tấn đến 15 tấn: 100.000 đồng/ 01 giấy.
+ Trên 15 tấn: 150.000 đồng/ 01 giấy.
Như vậy, có thể thấy điều kiện để đơn vị, tổ chức, cá nhân có thể vận chuyển vật liệu nổ đó là phải có lệnh vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp không có lệnh nhưng phải vận chuyển thì lập hồ sơ đề nghị lên Bộ Công an để được xem xét cấp giấy phép vận chuyển. Trình tự nộp hồ sơ và các giấy tờ tài liệu liên quan được chúng tôi trình bày bên ở nội dung trên.