Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế? Quy định về cấp giấy phép lái xe quốc tế? Trình tự - thủ tục thi và xin cấp bằng lái quốc tế tại Việt Nam?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trình tự, thủ tục, hồ sơ xin công nhận bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật giao thông khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Bằng lái xe quốc tế là một trong những giấy tờ quan trọng của người dân khi đi học tập, làm ăn sinh sống hoặc định cư tại nước ngoài. Hiện nay thay vì bắt buộc người dân phải đổi sang giấy phép lái xe của nước sở tại để có thể đi lại thì giấy phép quốc tế đã giúp mọi người có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại các nước tham gia công ước viên về giao thông đường bộ năm 1968 (hay Công ước Vienna). Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu hết về các trình tự, thủ tục và những hồ sơ cần thiết để xin công nhận bằng lái quốc tế tại Việt Nam như thế nào? Đội ngũ Luật sư
Luật sư
Thứ nhất, về điều kiện sử dụng giấy phép lái xe quốc tế
Căn cứ theo quy định tại điều 10, Điều 11 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về việc sử dụng giấy phép lái xe quốc tế như sau:
– Sử dụng giấy phép lái xe do Việt Nam cấp:
+ Người có giấy phép lái xe do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc gia, phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.
– Sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Viên cấp tại Việt Nam:
+ Người có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển và phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.
+ Người có giấy phép lái xe quốc tế vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quốc tế có thời hạn thì thời hạn bị tước không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.
Cũng theo quy định tại Thông tư 29/2015/TT-BGTVT thì đối tượng được cấp giấy phép lái xe quốc tế đó là người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET và còn giá trị sử dụng. Như vậy, nếu một cá nhân có bằng lái xe quốc tế khi muốn điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong lãnh thổ Việt Nam thì bắt buộc phải có thêm bằng lái xe quốc gia. Công ước Vienna 1968 về giao thông đường bộ hiện có 85 quốc gia tham gia. Từ năm 2015, Việt Nam đã cấp giấy phép lái xe quốc tế cho công dân để sử dụng ở nước ngoài. Lưu ý rằng giấy phép lái xe quốc tế của người Việt có hiệu lực lưu hành ở 84 nước còn lại và ngoại trừ Việt Nam.
Thứ hai, về trình tự, thủ tục công nhận bằng lái xe quốc tế
Để có thể tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam, người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có thể tiến hành các thủ tục để đổi giấy phép lái xe quốc tế như sau:
Bước 1: Cá nhân làm hồ sơ theo quy định tại điều Điều 41 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
+ Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 19, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).
+ Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe. Trong trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh.
+ Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài.
Trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.
Bước 2: Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Bước 3: Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở giao thông vận tải cấp tỉnh. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe quốc tế , Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp giấy phép lái xe quốc tế cho cá nhân, trong trường hợp không cấp thì phải trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý rằng các cơ quan làm thủ tục đổi giấy phép lái xe quốc tế sẽ không nhận hồ sơ đối với các trường hợp giấy phép lái xe quốc gia bị hỏng, tẩy xóa hoặc không đủ các thông tin cần thiết hoặc không do các cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.Trên đây là ý kiến của Luật Dương Gia về vấn đề đổi giấy phép lái xe quốc tế để cá nhân có thể tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam.Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi qua tổng đài 1900.6568 . để được hỗ trợ kịp thời.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi thủ tục cấ giấy phép lái xe quốc tế theo quy định pháp luật. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT: Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế
* Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Khi nộp đơn phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu.
* Trình tự cấp IDP
– Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp tạiTổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để thực hiện kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của việc cấp IDP. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định thì hướng dẫn thực hiện ngay khi tiếp nhận;
– Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do.
* Trường hợp IDP bị mất hoặc hư hỏng, cá nhân lập đơn đề nghị cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều này.
* Không cấp IDP đối với các trường hợp sau đây:
– Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng;
– Giấy phép lái xe quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
* Trường hợp phát hiện cá nhân có hành vi gian dối để được cấp IDP, tẩy xóa hoặc làm sai lệch thông tin trên IDP được cấp, ngoài việc bị cơ quan cấp IDP ra quyết định thu hồi IDP, cá nhân đó còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp IDP trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị phát hiện hành vi vi phạm.
2. Quy định về cấp giấy phép lái xe quốc tế
Ngày 06 tháng 07 năm 2015, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về cấp, sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế (IDP).
Tại Thông tư này có quy định về đối tượng, thủ tục được cấp, sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế (IDP).
Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất.
Giấy phép lái xe quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit, sau đây gọi tắt là IDP.
Theo đó, đối tượng được cấp IDP là người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng.
Để được cấp IDP, các cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục cấp IDP theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Khi nộp đơn phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu.
Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để thực hiện kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của việc cấp IDP. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định thì hướng dẫn thực hiện ngay khi tiếp nhận;
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp IDP bị mất hoặc hư hỏng, cá nhân lập đơn đề nghị cấp lại giống quy định nêu trên.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải sẽ không cấp IDP đối với các trường hợp:
– Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng;
– Giấy phép lái xe quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
Trường hợp phát hiện cá nhân có hành vi gian dối để được cấp IDP, tẩy xóa hoặc làm sai lệch thông tin trên IDP được cấp, ngoài việc bị cơ quan cấp IDP ra quyết định thu hồi IDP, cá nhân đó còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp IDP trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị phát hiện hành vi vi phạm.
Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.
IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam nên không có giá trị thay thế các giấy phép lái xe khác trong quốc gia.
3. Trình tự – thủ tục thi và xin cấp bằng lái quốc tế tại Việt Nam
Trước đây, khi một công dân Việt Nam nào sang nước ngoài làm ăn, sinh sống muốn lái xe thì đều phải thi sát hạch để đổi giấy phép lái xe tại nước sở tại. Nhưng hiện nay, theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2015 quy định về việc cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế thì Việt Nam sẽ cấp giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe này được sử dụng tại các quốc gia thành viên của Công ước Vienna mà không cần xin cấp giấy phép lái xe ở nước sở tại nữa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn đang thắc mắc trình tự, thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam như thế nào?
Thứ nhất về trình tự, thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT thì trình tự thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế như sau:
Bước 1: Người muốn cấp giấy phép lái xe quốc tế nộp đơn đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế (theo mẫu). Khi nộp kèm theo đơn này cần phải xuất trình bản gốc giấy phép lái xe do Việt Nam cấp, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng, thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu.
Bước 2: Địa điểm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi thường trú) để thực hiện kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của việc cấp giấy phép lái xe quốc tế.
– Sở GTVT có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép lái xe quốc tế và sử dụng hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe quốc tế do Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng để lập hồ sơ điện tử;
+ Kiểm tra, đối chiếu, sao chụp hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để xem xét cấp giấy phép lái xe quốc tế;
+ Kiểm tra, xác thực và cập nhật hồ sơ điện tử vào hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe quốc tế;
+ Xác thực chữ ký số (đã đăng ký) của người có thẩm quyền ký trên các hồ sơ điện tử cấp giấy phép lái xe quốc tế;
+ Thực hiện đúng quy trình in giấy phép lái xe quốc tế
+ Kiểm soát chất lượng giấy phép sau khi in và đồng bộ dữ liệu vào hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe quốc tế theo quy định.
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận, quản lý dữ liệu giấy phép lái xe quốc tế đã được cập nhật từ các Sở GTVT để đồng bộ vào dữ liệu hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe quốc tế
+ Cập nhật, vận hành hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe quốc tế theo quy định.
Trường hợp đơn đề nghị không đúng hoặc hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì người nộp sẽ được hướng dẫn sửa đổi, bổ sung ngay khi cán bộ tiếp nhận.
Bước 3: Kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp giấy phép lái xe quốc tế, trong thời gian không quá 05 ngày (không tính thứ 7, chủ nhật, lễ Tết), đơn vị tiếp nhận cấp giấy phép lái xe quốc tế cho cá nhân; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép lái xe quốc tế thì phải trả lời và nêu rõ lý do.
Luật sư
Thứ hai, về những trường hợp không được cấp giấy phép lái xe quốc tế
Theo quy định tại khoản 4 Diều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT thì những trường hợp sau sẽ không được cấp giấy phép lái xe quốc tế đó là:
+ Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc không chính xác, có sự khác biệt về nhận dạng.
+ Giấy phép lái xe quốc gia không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp (Giấy phép giả) theo quy định.
Như vậy, người xin cấp giấy phép lái xe quốc tế (không giới hạn người Việt Nam hay người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) có giấy phép lái xe do Việt Nam cấp và còn giá trị sử dụng phải giữ gìn cẩn thận để tránh tình trạng giấy phép lái xe bị hỏng, rách nát. Trường hợp phát hiện cá nhân có hành vi gian dối, làm giả giấy tờ, thông tin để được cấp giấy phép lái xe quốc tế, tẩy xóa hoặc làm sai lệch thông tin trên giấy phép lái xe quốc tế được cấp, ngoài việc bị thu hồi giấy phép lái xe quốc tế, cá nhân đó còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trong thời hạn 03 năm không được cấp giấy phép lái xe quốc tế, kể từ ngày bị phát hiện hành vi vi phạm.
Theo quy định của pháp luật thì người có giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên về giao thông đường bộ năm 1968 phải mang theo giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại. Lưu ý rằng giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.