Quy định về các Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường? Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể trong nhà trường?
Hiện nay như chúng ta đã thấy thì trong môi trường giáo dục tại các trường học có sự tham gia của đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường góp một phần lớn trong công tác thực hiện mục tiêu giáo dục đúng theo quy định của pháp luật. Vậy để hiểu cụ thể quy định về các Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia cung cấp chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về các Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
Căn cứ theo quy định tại điều 59. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
” Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và hoạt động theo quy định của pháp luật.”
Như vậy pháp luật quy định về các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phải thực hiện theo quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu giáo dục như căn cứ dựa trên các quy định của
Như hiện nay trên thực tế ở các trường học thì phong trào đoàn trong trường học không chỉ tạo ra sân chơi an toàn, bổ ích, góp phần nâng cao kỹ năng sống, trang bị cho đoàn viên thanh niên, đội viên nền tảng kiến thức vững vàng, kỹ năng sống thiết thực trong học tập và cuộc sống mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường. Có thể thấy những hoạt động đó đã đạt được kết quả đạt và các thành tích trong giáo dục tại nhà trường và phong trào đoàn đội, trong thời gian tới, các cấp bộ đoàn cần phải tiếp tục mở rộng về quy mô, đa dạng về hình thức hoạt động đoàn, đội trong các nhà trường, đáp ứng nhu cầu của đoàn viên thanh niên, đội viên cũng như nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng nên không ngừng đổi mới mạnh mẽ nội dung hoạt động và để tăng cường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong hoạt động dạy và học, trong giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống để mỗi đoàn viên thanh niên, đội viên luôn có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn để có thể phấn đấu học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
2. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể trong nhà trường
Căn cứ theo quy định tại điều 13. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể trong nhà trường thông tư Số: 28/2020/TT-BGDĐT thông tư ban hành điều lệ trường tiểu học quy định cụ thể:
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục.
3. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động theo Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các quy định của pháp luật. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có tổng phụ trách Đội. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của tổng phụ trách Đội thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy chúng ta có thể thấy đối với cấp trường học như trường tiểu học thì pháp luật quy định tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học phải thực hiện vai trò lãnh đạo nhà trường và hoạt động theo. Theo đó trê thực tế có thể thấy trong nhiều năm qua, về chất lượng đội ngũ Đảng viên đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ Đảng viên tham gia công tác quản lý, lãnh đạo phát huy tốt vai trò và khả năng của mìnhđối với các công tác đoàn thể trong trường học, Đa phần cán bộ, viên chức của nhà trường đều có tinh thần trách nhiệm trong công việc giữ vững đạo đức và giữ vững phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành sự phân công của tổ chức, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhà trường.
Ngoài ra đối với hoạt động của đoàn thể trong trường để có thể nâng cao vai trò, trách nhiệm của Đảng viên trong việc xây dựng và phát triển moi trường học tập của học sinh qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn chúng tôi đề xuất một số giải pháp với cấp ủy chi bộ như sau:
+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho toàn thể đảng viên, cán bộ, viên chức nhà trường.
+ Kịp thời chỉnh đốn, uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức và hành động của cán bộ, viên chức đặc biệt là đảng viên.
+ Khi xem xét, đề bạt, bố trí cán bộ cần lắng nghe, quan tâm về dư luận trước khi ra quyết định.
+ Xây dựng và hoàn thiện các quy chế liên quan đến công tác cán bộ.
+ Xây dựng các chế độ, chính sách khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần đối với Đảng viên, cán bộ, viên chức làm việc tốt, tận tụy và trong sạch.
+ Xử lý nghiêm và công bằng những sai phạm của Đảng viên, cán bộ, viên chức nhằm chấn chỉnh kịp thời, đồng thời củng cố niềm tin của toàn cán bộ viên chức.
+ Đặc biệt, cần quan tâm bồi dưỡng lực lượng Đảng viên trẻ của nhà trường. Đội ngũ này tràn đầy nhiệt huyết, kiến thức, tuy nhiên lại thiếu về kinh nghiệm, cọ xát thực tiễn. Do vậy cần tăng cường giáo dục động cơ, bồi dưỡng kỹ năng, xây dựng tinh thần tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện cho đội ngũ đảng viên trẻ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu, đòi hỏi mới của xã hội cũng như của chức trách, nhiệm vụ, lĩnh vực, sát với công việc thực tế, thiết thực của mỗi đảng viên gắn với công việc vị trí đảm nhận tại nhà trường. Tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn là phương thức chủ yếu và trực tiếp để mỗi đảng viên trẻ bổ sung, bù đắp thêm những thiếu hụt về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, năng lực, kinh nghiệm công tác đáp ứng yêu cầu trong quá trình xây dựng nhà trường.
+ Đồng thời cần phân công, giao nhiệm vụ cho đảng viên trẻ trong hoạt động thực tiễn để có điều kiện cọ sát, rèn luyện, thử thách. Thường xuyên và kịp thời thực hiện tốt việc nêu gương, biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng những tấm gương điển hình về Đảng viên trẻ tiêu biểu trong quá trình rèn luyện, công tác.
+ Đối với mỗi cán bộ, Đảng viên cần phải có ý thức tự giác, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; chấp hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên. Làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; tôn trọng, công tâm, không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc. Có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể. Tích cực và tự giác tham gia các hoạt động phong trào.
+ Toàn thể nhà trường cần luôn thống nhất về nhận thức và hành động, đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động giáo dục, nâng cao năng lực nghiệp vụ trong mọi công việc, Các đồng chí đảng viên trẻ cần xác định lập trường, tư tưởng, nâng cao vai trò nòng cốt của một người đảng viên cùng với tập thể quần chúng trong nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục và tham gia tốt tất cả mọi hoạt động của trường đề ra.
Kết luận: Như trên chúng tôi phân tích thì có thể thấy đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường là các tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của nhà trường nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp và qua quá trinh học tập của các đoàn thể có thể tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân và có thể nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về các Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.