Hình thức thể hiện điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics? Trình tự, thủ tục hồ sơ xác nhận điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics
Hiện nay dịch vụ logistics không còn là khái niệm xa lạ đối với hoạt động kinh doanh hiện, có thể hiểu đây là hoạt động thương mại mà thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc liên quan đến hàng hóa bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác…Vậy quy định về các điều kiện để kinh doanh dịch vụ logistics được quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Hình thức thể hiện điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics
Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức quy định tại khoản 2 Điều 5
Theo đó, một số dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics được pháp luật quy định điều kiện đầu tư kinh doanh đối với dịch vụ (ngành, nghề) đã được áp dụng dưới hình thức văn bản với các tên gọi khác nhau như: Giấy phép (Dịch vụ chuyển phát này thuộc dịch vụ bưu chính: Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ… Giấy chứng nhận đủ điều kiện (Dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế, ký Quyết định công nhận đại lý làm thủ tục hải quan; Xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế…
Một số dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics pháp luật không quy định điều kiện đầu tư kinh doanh đối với dịch vụ (ngành, nghề) đó phải được áp dụng (xác nhận, chấp thuận) dưới các hình thức văn bản như: Dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển…
Đối với những dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics được pháp luật quy định điều kiện đầu tư kinh doanh đối với dịch vụ (ngành, nghề) đó được áp dụng dưới hình thức văn bản thì chủ thể kinh doanh sau khi dùng ký kinh doanh phải hoàn thành các thủ tục liên quan để được xác nhận, chấp thuận đủ điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức văn bản phù hợp theo quy định. Đối với những dịch vụ cụ thể mà pháp luật không quy định điều kiện đầu tư kinh doanh đối với dịch vụ đó phải được xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản thì các chủ thể kinh doanh có thể chủ động việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ đó nếu đã đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định.
2. Trình tự, thủ tục hồ sơ xác nhận điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics
Như đã nêu ở trên, một số dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics được pháp luật chuyên ngành quy định điều kiện đầu tư kinh doanh đối với dịch vụ (ngành, nghề) đó được áp dụng theo một hoặc một số hình thức văn bản. Theo đó, pháp luật cũng quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các hình thức văn bản thể hiện việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh. Cụ thể như:
– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ở Việt Nam để kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì điều kiện đầu tư kinh doanh kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ở Việt Nam nói chung (bao gồm dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ) được áp dụng theo hình thức Giấy phép kinh doanh. Theo đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ở Việt Nam được quy định cụ thể tại
+ Về thẩm quyền cấp Giấy phép: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm: Đơn đề nghị cấp ate Wind Giấy phép kinh doanh; Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải; Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay ở nội dung của Giấy phép kinh doanh, do Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng cũng được quy định cụ thể tại
+ Về thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh: Nghị định số 86/2014/NĐ CP đã quy định cụ thể các bước thực hiện và thời gian thực hiện thủ tục: Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn, Giấy phép bị mất cũng được quy định cụ thể tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.
Có thể thấy, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về thẩm quyển, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ở Việt Nam, tạo thuận cho các chủ thể trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, hoàn thiện thủ tục để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ở Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan:
Như đã đề cập ở trên, điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan được áp dụng hình thức công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan. Theo đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan được quy định cụ thể tại
+ Về thẩm quyền công nhận: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc công nhận, tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.
+Về hồ sơ, thủ tục: Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản I Điều 20 Luật Hải quan lập hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện làm đại lý làm thủ tục hải quan gửi Tổng cục Hải quan. Hồ sơ gồm: Thông báo đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan 01 bản chính; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản chụp: Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 12/2015/TT-BTC. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận đại lý làm thủ tục hải quan, cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan và cập nhật vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời doanh nghiệp.
Về cơ bản,
– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
+ Về thẩm quyền: Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo
+ Về hồ sơ: Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Bản sao quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp; Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định; Danh sách kiểm định viên. Mẫu các thành phần hồ sơ cũng được quy định tại Phụ lục la ban hành kèm theo
+ Về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: Tổ chức có nhu cầu cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; nộp phí thẩm định theo quy định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định và cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.