Quy định về các chính sách đối với liệt sĩ. Truy tặng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng.
Quy định về các chính sách đối với liệt sĩ. Truy tặng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng.
Tóm tắt câu hỏi:
Trong thời kỳ chống Pháp; ông nội tham gia hoạt động cách mạng năm 1936, đến năm 1952, ông bị thực dân Pháp bắt và giam giữ tại Đà Nẵng và hi sinh tại Đà Nẵng vào năm 1953. Năm 1988, ông được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) công nhận và cấp bằng Liệt sĩ. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp của ông nội tôi có được truy tặng huy chương kháng chiến không? Nếu có thì thủ tục đề nghị ra sao? Tôi xin chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi năm 2012
Luật thi đua khen thưởng sửa đổi năm 2013
2. Nội dung tư vấn:
Tại Điều 11, Pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi năm 2012 thì quy định về các chính sách đối với liệt sĩ như sau:
“Điều 11
1. Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
d) Làm nghĩa vụ quốc tế;
đ) Đấu tranh chống tội phạm;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
h) Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát.
2. Liệt sĩ được tổ chức báo tử, truy điệu, an táng. Nhà nước và nhân dân xây dựng, quản lý, chăm sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sĩ, bao gồm phần mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ.”
Khoản 25, Điều 1, Luật thi đua khen thưởng sửa đổi năm 2013 quy định:
“Huy chương để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có thời gian cống hiến, đóng góp và người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.”
Huy chương gồm:
– "Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, có quá trình cống hiến liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, có quá trình cống hiến liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.
– “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, có thành tích, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”:
+ “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến liên tục từ 20 năm trở lên;
+ “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến liên tục từ 15 năm đến dưới 20 năm;
+ “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến liên tục từ 10 năm đến dưới 15 năm.
Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” : có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ quy định.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– “Huy chương Hữu nghị” để tặng cho người nước ngoài có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.”
Vì vậy đôi tượng của bố anh thì không được truy tặng huy chương.
Khoản 9, Điều 1, Luật thi đua khen thưởng sửa đổi năm 2013 thì “Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể.” Nếu Liệt sĩ mà có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể thì sẽ được truy tặng huân chương, Quy định cụ thể về điều kiện được truy tặng từng loại huân chương tại Nghị định 42/2010/NĐ-CP.
Huân chương gồm:
– "Huân chương Sao vàng";
– "Huân chương Hồ Chí Minh";
– "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
– "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
– "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
– "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
– "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
– "Huân chương Đại đoàn kết dân tộc";
– "Huân chương Dũng cảm";
– "Huân chương Hữu nghị".