Việc mua sắm ngày càng phổ phiến, để đáp ứng hàng hóa giao tới cho khách hàng được nhanh chóng, một số đơn vị lựa chọn vận chuyển bằng máy bay. Vậy quy định về bồi thường khi vận chuyển bằng máy bay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về bồi thường khi vận chuyển bằng máy bay:
Căn cứ tại theo quy định tại Điều 160 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi bổ sung 2019 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
Người vận chuyển phải có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay.
Ngoài ra, tại Thông tư 19/2023/TT-BGTVT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2023/TT-BGTVT quy định về nghĩa vụ tối thiểu đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé mà hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển trong trường hợp:
– Trường hợp chuyến bay bị chậm, chuyến bay bị hủy hoặc chuyến bay khởi hành sớm
Theo quy định nêu trên thì trong các trường hợp này, hãng hàng không sẽ phải có trách nhiệm
Chuyến bay bị hủy đó là việc không thể thực hiện một chuyến bay mà lịch bay để đặt chỗ, bán vé của chuyến bay này đã được công bố trên hệ thống bán vé đặt chỗ (CRS) của người vận chuyển trong vòng 24 giờ trước thời gian khởi hành dự kiến. Đối với trường hợp thì hành khách không được vận chuyển được xác định là do lỗi của người vận chuyển và trường hợp chuyến bay bị hủy mà không được người vận chuyển thông báo trước cho hành khách, ngoài nghĩa vụ như trường hợp chuyến bay bị chậm thì người vận chuyển phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với hành khách
– Bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
– Trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách;
– Trường hợp hành khách từ chối áp dụng điểm b khoản này, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định;
– Trường hợp hành khách từ chối áp dụng điểm b, c khoản này, người vận chuyển có thể thực hiện nghĩa vụ khác theo thoả thuận với hành khách.
2. Đối với hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất mát hư hỏng thì được bồi thường như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 161 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi bổ sung 2019 quy định về bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý của hành khách như sau:
– Người vận chuyển sẽ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hư hỏng, mất mát, thiếu hụt hàng hóa, hành lý ký gửi do các sự kiện xảy ra được xác định từ thời điểm người gửi hàng, hành lý ký gửi, hành khách giao hàng hóa cho người vận chuyển đến tại thời điểm người vận có nghĩa vụ chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hóa, thời gian xác định trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay.
– Đối với trường hợp mà xảy ra hư hỏng, mất mát, hoặc thiếu hụt hành lý xách tay, người vận chuyển sẽ chỉ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại.
– Trong trường hợp hàng hóa, hành lý đã được người có nghĩa vụ bồi thường nhưng sau đó hàng hóa, hành lý lại đến các địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách sẽ vẫn có quyền để nhận số hàng hóa, hành lý đó và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển.
– Đối với trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng từ chối, không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào sẽ cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển đó chứng minh được các thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trong trường hợp người vận chuyển phải thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không.
– Người vận chuyển phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại cho người gửi hàng, hành khách giá dịch vụ vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại.
3. Pháp luật quy định đối với mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất mát, hư hỏng như thế nào?
Em chào Luật sư! Em có câu hỏi rất mong Luật sư trả lời giúp em. Em năm nay 39 tuổi, đang kinh doanh mảng làm đẹp ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm em kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ. Đợt vừa rồi, dịp sale lớn nên shop em bán được rất nhiều sản phẩm, để chiều lòng khách hàng chúng em đã ship hóa tốc bằng máy bay. Tuy nhiên, có 1 kiện hàng hóa của em bị hư hỏng nặng. Vậy đối với trường hợp như này thì mức bồi thường được xác định như thế nào? Em cảm ơn Luật sư nhiều ạ.
Chào em, chúng tôi gửi em câu trả lời sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 162 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi bổ sung 2019 quy định về mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý của hành khách như sau:
– Mức bồi thường của người vận chuyển đối với trường hợp hành hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được xác định như sau:
+ Dựa vào thoả thuận giữa các bên, nhưng mức bồi thường không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;
+ Theo như mức giá trị đã được kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại các địa điểm đến. Đối với trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường sẽ được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;
+ Thực hiện theo giá trị thiệt hại thực tế đối với các hàng hóa, hành lý ký gửi không tiến hành kê khai giá trị;
+ Thực hiện theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.
– Đối với trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không thực hiện việc kê khai về giá trị mà bị hư hỏng, mất mát, thiếu hụt, và không xác định được về giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến quy định về bồi thường khi vận chuyển bằng máy bay. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 để được tư vấn chi tiết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi bổ sung 2019;
– Thông tư 19/2023/TT-BGTVT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2023/TT-BGTVT quy định liên quan đến vận tải hàng không.