Quy định về bổ nhiệm viên chức quản lý? Có được bổ nhiệm người lao động làm quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập? Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm viên chức quản lý?
Khi một viên chức luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp thủ trưởng tín nhiệm để bổ nhiệm vào các chức danh quản lý để xứng đáng với năng lực và cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, điều kiện để được bổ nhiệm vào viên chức quản lý là gì về trình độ chuyên môn, tuổi, quy định về bổ nhiệm viên chức quản lý? Có được bổ nhiệm người lao động làm quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập? Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm viên chức quản lý? quy định của pháp luật hiện nay như thế nào?
Quy định về bổ nhiệm viên chức quản lý? Có được bổ nhiệm người lao động làm quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Có thể hiểu những người đã đủ điều kiện trúng tuyển vào vị trí việc làm năm trong biên chế nhà nước thì đòi hỏi viên chức phải là những công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc thì hiện nay có hai hình thức ký hợp đồng làm việc là hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Còn viên chức quản lý là những người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
Theo quy định của pháp luật thì việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị sự nghiệp công lập dựa vào số lượng viên chức trong biên chế để căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức giữ chức vụ quản lý được bổ nhiệm có thời hạn không quá 05 năm. Trong thời gian giữ chức vụ quản lý, viên chức được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý, các viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.; trong quá trình công tác thì được tham gia hoạt động nghề nghiệp theo chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm để phù hợp với chuyên môn, trình độ phù hợp với vị trí việc làm theo quy định của luật viên chức..
Khi viên chức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quản lý thông thường là 5 năm trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật thì phải được xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Trường hợp không được bổ nhiệm lại, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức phù hợp với vị trí việc làm được giao..
Khi đơn vị sự nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các viên chức quản lý được bố trí sang vị trí việc làm khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm thì sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật..
Thông thường thì thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm viên chức quản lý?
Không phải ai cũng có thể bổ nhiệm vào viên chức quản lý mà viêc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập nơi đang thiếu viên chức thì hiện nay có thể bổ nhiệm dựa vào nguồn nhân sự tại chỗ hoặc chuyển nơi từ nơi khác đến và viên chức được bổ nhiệm viên chức quản lý phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
Khi các viên chức được bổ nhiệm vào viên chức quản lý thì phải đạt tiêu chuẩn theo quy định về hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức và tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, không vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm hoặc là viên chức không được làm, không vi phạm pháp luật và không bị xử lý kỷ luật và đạt tiêu chuẩn của chức vụ quản lý theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền như là trong thời gian công tác dược đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian thông thường là 3 năm liên tục gần nhất, thuộc đối tượng quy hoạch chức danh bổ nhiệm hoặc chức danh tương đương với chức danh bổ nhiệm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đảm bảo tiêu chuẩn chính trị về chính trị và chính trị hiện nay theo quy định hiện hành.
+ Viên chức được bổ nhiệm vào viên chức quản lý khi được bổ nhiệm phải có hồ sơ. Thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh rõ ràng; có
+ Khi bổ nhiệm viên chức lãnh đạo quản lý phải trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định.Thông thường các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng cấp huyện và tương đương thì tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi đối với cả nam và nữ.
+Viên chức quản lý phải có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
+ Trong thời gian bổ nhiệm viên chức lãnh đạo quản lý phải không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
+ Có tư duy đổi mới và phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc .
Người bổ nhiệm phải am hiểu về tình hình địa phương các chính sách chủ trương ở lĩnh vực công tác được phân công. Có năng lực quan lý điều hành để pháp huy được sức mạnh tập thể.
+ Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm được giao theo quy định của chức danh nghề nghiệp
Theo quy định của pháp luật thời hạn bổ nhiệm đối với viên chức quản lý là 05 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền. Khi hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại viên chức quản lý.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc bổ nhiệm, giải quyết thôi giữ chức vụ hoặc miễn nhiệm đối với viên chức giữ chức vụ quản lý theo phân cấp.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hoặc phân cấp việc bổ nhiệm, giải quyết thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức.
Việc lựa chọn được người bổ nhiệm vào viên chức lãnh đạo vừa phải có tâm và có tầm để phát huy sức mạnh tập thể, tăng tình đoàn kết và nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng của nhân dân.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 25
“1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.”
Tuy nhiên, Điều 37
“1. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức giữ chức vụ quản lý được bổ nhiệm có thời hạn không quá 05 năm. Trong thời gian giữ chức vụ quản lý, viên chức được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; được tham gia hoạt động nghề nghiệp theo chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
3. Khi viên chức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quản lý, phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Trường hợp không được bổ nhiệm lại, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
4. Viên chức quản lý được bố trí sang vị trí việc làm khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm.
5. Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.“
Luật sư
Như vậy theo quy định trên, một người để được bổ nhiệm làm viên chức quản lý thì người đó phải là viên chức. Nếu bạn không phải là viên chức thì việc bổ nhiệm làm viên chức quản lý là vi phạm quy định pháp luật, nếu bạn là viên chức thì việc bổ nhiệm bạn làm chức vụ quản lý là đúng quy định pháp luật.
Tuy nhiên việc bổ nhiệm ở đây còn phụ thuộc theo tiêu định của cơ quan, đơn vị của bạn.