Quy định về bổ nhiệm Điều tra viên? Miễn nhiễm, cách chức Điều tra viên?
Điều tra viên là các cán bộ trong cơ quan điều tra tại Việt Nam. Đây chính là những chủ thể trực tiếp tiến hành các nghiệp vụ theo luật định. Để trở thành điều tra viên thì ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn theo luật định thì các chủ thể này được bổ nhiệm theo thẩm quyền. Và trong quá trình công tác của mình, điều tra viên có thể bị miễn nhiệm, cách chức trong một số trường hợp luật định. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên.
Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư số 299/2017/TT- BQP ngày 09 tháng 12 năm 2017 do Bộ Quốc phòng ban hành quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra trong Quân đội nhân dân;
– Quyết định số 323/QĐ- VKSTC ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cán bộ điều tra trong ngành Kiểm sát nhân dân
1. Quy định về bổ nhiệm Điều tra viên
Bổ nhiệm là một từ ghép của hai từ: bổ có nghĩa là phân bổ, bổ sung, giao cho, nhiệm được hiểu là nhiệm kỳ- tức trong một khoảng thời gian được quy định trước hay trong thời hạn. Hiểu từ bổ nhiệm tức là việc phân bổ hay giao cho ai cái gì, còn mang hàm ý bổ sung trong một thời hạn được quy định trước. Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia thì bổ nhiệm có nghĩa là giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nước. Điều này có nghĩa là giao giữ chức vụ có thể tương đương hoặc cao hơn so với chức vụ họ đang đảm nhận.
Từ đó có thể hiểu bổ nhiệm Điều tra viên chính là việc cán bộ, công chức đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về Điều tra viên theo quy định của pháp luật, theo trình tự, thủ tục nhất định sẽ được giữ chức danh để thực hiện chức năng điều tra theo quy định của pháp luật.
Tại Khoản 1 Điều 56 Luật Tổ chức cơ quan điều tra năm 2015 quy định:
“1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.”
Theo quy định này, thì đối với Điều tra viên thuộc cơ quan khác nhau sẽ do các chủ thể có thẩm quyền khác nhau thực hiện.
Tại Thông tư số 299/2017/TT- BQP do Bộ Quốc phòng ban hành quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra trong Quân đội nhân dân thì chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm nói riêng và cả miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên nói chung được quy định: “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Còn chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm Điều tra viên trong cơ quan điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tương tự thì chủ thể này cũng có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức Cán bộ điều tra. (Điều 6 Quyết định số 323/QĐ- VKSTC ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cán bộ điều tra trong ngành Kiểm sát nhân dân).
Về quy trình bổ nhiệm thì trong mỗi cơ quan cũng có sự khác nhau. Quy trình bổ nhiệm Điều tra viên tại cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân thì được thực hiện thông qua các bước sau:
Đầu tiên, cơ quan Điều tra cấp quân khu và tương đương lập danh sách thông qua cấp ủy Cơ quan điều tra xét đề nghị bổ nhiệm điều tra viên. Sau đó, cơ quan Điều tra cấp quân khu và tương đương báo cáo, xin ý kiến Cơ quan Điều tra Bộ Quốc phòng;
Cơ quan Điều tra cấp quân khu và tương đương chuyển danh sách đến Phòng Cán bộ cấp quân khu và tương đương xem xét sau khi có ý kiến của Cơ quan Điều tra Bộ Quốc phòng, Phòng Cán bộ cấp quân khu tiến hành thẩm định thống nhất danh sách đề nghị bổ nhiệm;
Tiếp theo Phòng Cán bộ cấp quân khu và tương đương lập bản khai tóm tắt lý lịch (T63) đối với từng trường hợp được đề nghị, danh sách tổng hợp trích ngang cán bộ (DS84). Sau khi thực hiện lập bản tóm tắt và danh sách tổng hợp xong thì Phòng Cán bộ quân khu và tương đương chuyển lại các văn bản này cho Cơ quan Điều tra trình Thường vụ Đảng ủy Quân khu và tương đương xem xét, quyết định việc bổ nhiệm;
Sau khi nhận được văn bản từ Phòng Cán bộ quân khu và tương đương, thì cơ quan Điều tra hoàn chỉnh hồ sơ, kèm theo
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Điều tra viên trong Bộ Quốc phòng bao gồm các văn bản:
–
– Bản tóm tắt lý lịch (T63) do Cơ quan cán bộ trích;
– Danh sách trích ngang cán bộ (DS84) do Cơ quan Điều tra quân khu và tương đương lập, có xác nhận của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Trưởng phòng cán bộ;
– Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ có liên quan; bản phô tô các
– 04 ảnh chân dung (2 x 3) mặc quân phục thường dùng, không đội mũ. (Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 299/2017/BQP)
Hoạt động bổ nhiệm Điều tra viên trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện như sau: trước tiên Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát quân sự trung ương đề nghị bổ nhiệm điều tra viên thuộc đơn vị của họ quản lý. Khi đề nghị, thì tiến hành gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm tới Vụ Tổ chức cán bộ. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyết định bổ nhiệm Điều tra viên. Dễ dàng nhận thấy hoạt động bổ nhiệm tại cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đơn giản hơn so với việc bổ nhiệm Điều tra viên tại Cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm được sử dụng gồm:
2. Miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên
Tại Điều 56 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định về các trường hợp miễn nhiệm Điều tra viên. Cụ thể thì Điều tra viên sẽ được miễn nhiệm khi họ nghỉ hưu hoặc được chuyển công tác đến đơn vị khác.
Bên cạnh đó, thì trong các trường hợp mà vì lý do sức khỏe như ốm đau, thương tật, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà cơ quan xét thấy Điều tra viên không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì Điều tra viên có thể được miễn nhiệm trong các trường hợp này.
Tại Khoản 3 Điều 56 cũng quy định đối với các trường hợp Điều tra viên bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc thì khi đó Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên.
Các trường hợp Điều tra viên bị cách chức khi Điều tra viên có hành vi vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự; hoặc Điều tra viên có những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của luật như làm sai lệch hồ sơ vụ án; bức cung, dùng nhục hình; chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự, ép buộc người khác làm trái pháp luật, làm lộ bí mật điều tra; cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ thực hiện các quyền của họ,… Hay trong trường hợp điều tra viên bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc điều tra viên vi phạm về phẩm chất đạo đức cũng có thể bị cách chức.
Chủ thể có thẩm quyền cách chức, miễn nhiệm Điều tra viên chính là các chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm những Điều tra viên đó. Quy trình miễn nhiệm, cách chức Điều tra viên tại các cơ quan được thực hiện tương tự như quy trình bổ nhiệm Điều tra viên.