Khái quát về quân nhân chuyên nghiệp? Quy định về biệt phái quân nhân chuyên nghiệp? Bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp?
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng gặp gỡ, tiếp xúc hoặc biết đến những người công tác trong ngành quân đội nhân dân, những quân nhân ngày đêm rèn luyện, luôn trong tư thế sẵn sàng khi Tổ quốc cần, trong số đó có một lực lượng nổi bật với vai trò nòng cốt, đó là quân nhân chuyên nghiệp. Cũng giống như những cán bộ, công chức khác, trong một số trường hợp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công việc đặt ra, quân nhân chuyên nghiệp có thể được biệt phái đến làm việc tại một cơ quan khác. Trong bài viết này, Luật Dương Gia sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin liên quan đến quy định của pháp luật về biệt phái quân nhân chuyên nghiệp và bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý
–
– Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất
–
1. Khái quát về quân nhân chuyên nghiệp?
Thuật ngữ quân nhân chuyên nghiệp có lẽ còn khá mới mẻ với nhiều người. Theo quy định của
Quân nhân chuyên nghiệp có quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ và quân nhân chuyên nghiệp dự bị. Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. Lực lượng quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được xem là lực lượng quân nhân tiêu biểu nhất bởi lẽ đây là những người thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đồng thời thực hiện các công việc như những binh sĩ chuyên nghiệp. Còn những quân nhân chuyên nghiệp dự bị, dù cho họ là đối tượng được đưa vào dự bị nhưng vẫn là những người luôn trong trạng thái sẵn sàng thay thế quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ để thực hiện nhiệm vụ nên họ cũng có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt và đã đăng ký tham gia vào phục vụ trong ngành quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân nhân chuyên nghiệp được xem là lực lượng nòng cốt, chiếm số lượng vô cùng đông đảo trong quân đội, có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trên thực tế, nhiều người có sự nhầm lẫn giữa quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan. Theo đó, nếu quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp, có cấp bậc cao nhất là Thượng tá thì sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao với cấp bậc cao nhất là Đại tướng.
2. Quy định về biệt phái quân nhân chuyên nghiệp?
Theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 tại Điều 19 thì biệt phái quân nhân chuyên nghiệp có những vấn đề sau:
– Thứ nhất, về thẩm quyền quyết định: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ sẽ được biệt phái đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, do cấp có thẩm quyền quyết định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 thì thẩm quyền biệt phái quân nhân chuyên nghiệp thuộc về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Thứ hai, quân nhân chuyên nghiệp biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ. Theo đó, chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ được quy định tại Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 và Thông tư 113/2016/TT-BQP, về chế độ đào tạo, bồi dưỡng; về các khoản tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quan nhân chuyên nghiệp; về chế độ nghỉ ngơi; về chăm sóc sức khỏe quân nhân chuyên nghiệp;
– Thứ ba, cơ quan, tổ chức nhận biệt phái có trách nhiệm giao nhiệm vụ và bảo đảm các chế độ cho quân nhân chuyên nghiệp biệt phái theo quy định của pháp luật. Quân nhân chuyên nghiệp là một lực lượng quan trọng trong quân đội nhân dân, vậy nên họ cần có một chế độ đặc biệt để có thể có đủ điều kiện tốt nhất thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các cơ quan, tổ chức nhận biệt phái cần bảo đảm các điều kiện để nhận “nhân sự” biệt phái.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 1,
3. Bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp?
“Bẻ gạch” không phải là thuật ngữ pháp lý được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Đây là cách mà cá nhân thường gọi để tối giản hóa một hoạt động cụ thể liên quan đến quân nhân chuyên nghiệp. Lí giải cho thuật ngữ này như sau:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 5
Việc chuyển qua sỹ quan có thể được áp dụng với quân nhân chuyên nghiệp, do dó, họ hoàn toàn có quyền được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Khoản 2, Điều 16, Luật Sỹ quan quân đội nhân dân: “quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.“. Việc phong quân hàm phải đảm bảo các quy định cụ thể về phong quân hàm.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại cho phép “bẻ gạch”?
Điều này cũng dễ hiểu đối với một lực lượng như quân đội nhân dân, mỗi cá nhân quân nhân, sĩ quan phải đáp ứng các điều kiện nhất định về chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức,…việc cho phép “bẻ gạch” nhằm tiết kiệm thời gian đào tạo, huấn luyện, đồng thời bổ sung kịp thời vào đội ngũ sĩ quan tại ngũ, phục vụ cho hoạt động mà họ có thể đảm nhận được.
Bên cạnh việc cho phép chuyển từ quân nhân chuyên nghiệp sang sĩ quan tại ngũ, thì pháp luật cũng cho phép chuyển từ sĩ quan tại ngũ sang quân nhân chuyên nghiệp, theo quy định tại Điều 34 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân, cụ thể: “Khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, nếu sĩ quan có đủ điều kiện thì được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng và được hưởng mức lương không thấp hơn khi còn là sĩ quan.“. hoặc tại Điểm a, Khoản 1, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, có quy định về đối tượng tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp là: “Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;”. Việc thay đổi vị trí có thể làm mất đi bản chất về vị trí pháp lý mà họ đang có, nhưng về mức lương thì thường bằng hoặc cao hơn so với khi còn là sĩ quan.
Quy định về biệt phái hay bẻ gạch là những quy định đặc trưng được ghi nhận trong các văn bản liên quan đến lực lượng quân đội, thể hiện sự linh hoạt trong quy định nhưng không làm mất đi tính quản lý, chặt chẽ của quân đội. Bằng việc thực hiện hiệu quả về biệt phái, bẻ gạch, nguồn nhân lực giữa các ngành, cơ quan ngày càng được bảo đảm, tiết kiệm thời gian đào tạo lại phù hợp với vị trí mà họ đang cần thiết sử dụng.