Trên thực tế có rất nhiều hình thức cai nghiện ma túy. Trong đó có thể phân ra hai trường hợp là cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc. Vậy các trường hợp nào thì phải thực hiện cai nghiện bắt buộc?
Mục lục bài viết
- 1 1. Trường hợp nào thì bị bắt đi cai nghiện bắt buộc?
- 2 2. Đối tượng bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
- 3 3. Lập hồ sơ cai nghiện ma túy đối với người nghiện ma túy:
- 4 4. Đã tự giác cai nghiện ở nhà có bị đưa đi cai nghiện không?
- 5 5. Sau khi đi cai nghiện về có được nhận lại làm việc hay không?
- 6 6. Đang điều trị bằng Methadone có phải đi cai nghiện bắt buộc không?
1. Trường hợp nào thì bị bắt đi cai nghiện bắt buộc?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi văn phòng luật sư, tôi có người bạn quê ở Bình Thuận vào làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, bị bạn bè rủ rê sử dụng ma túy đá, và bị bắt ngay lần đầu sử dụng, xin hỏi văn phòng luật sư bạn tôi có thuộc diện bị bắt vào trại cai nghiện bắt buộc không, bạn tôi đã bị đưa vào trại 2 tháng, xin hỏi văn phòng bạn tôi có thuộc diện bị bắt đi cai nghiện không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 28 của Luật phòng chống ma túy thì:
– Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
– Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
– Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chiếu theo quy định nêu trên, nếu bạn thuộc những trường hợp đó thì bạn vẫn phải đi cai nghiện theo quy định.
2. Đối tượng bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn tôi mới bị bắt ngày 7/4, bạn tôi đang đi trên đường thì bị gọi lại và test ma túy, bạn tôi dương tính và bị đưa về đồn, 2 tiếng sau bạn tôi bị chuyển lên trung tâm dạy nghề thanh thiếu niên tại huyện Củ Chi, hiện giờ tôi không biết bất kỳ thông tin nào vệ bạn tôi cả, bạn tôi là vi phạm lần đầu, tôi muốn hỏi bạn tôi sẽ bị giam giữ bao lâu, và có thể bảo lãnh được không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống ma túy 2008 quy định về các biện pháp và các hình thức cai nghiện như sau:
– Các biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm:
+ Cai nghiện ma túy tự nguyện;
+ Cai nghiện ma túy bắt buộc;
– Các hình thức cai nghiện ma túy bao gồm:
+ Cai nghiện ma túy tại gia đình;
+ Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
+ Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.
Điều 96
– Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
– Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, người bị đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc khi:
+ Là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên
+ Đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc được giáo dục nhiều lần tại xã, phương, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn của bạn chỉ bị đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy nếu có đủ các điều kiện trên và chỉ bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thời hạn cai nghiện theo quy định là từ 1 năm đến 2 năm tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.
Hiện nay, pháp luật không quy định về trường hợp bảo lãnh người bị đưa vào trại cai nghiện bắt buộc, mà chỉ có quy định về trường hợp được miễn hoặc hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên tới trung tâm dạy nghề thanh thiếu niên để hỏi rõ đối với trường hợp bạn của bạn về việc có được bảo lãnh về nhà tự cai nghiện hay không?
3. Lập hồ sơ cai nghiện ma túy đối với người nghiện ma túy:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi bị công an huyện đưa vào diện là nghiện ma túy, và lập hồ sơ đưa đi cai nghiện. Tôi chưa bị giáo dục tại phường, xã, thị trấn về việc tôi bị nghiện ma túy, vậy tôi có bị bắt đưa đi cai nghiện không? Vậy tôi phải làm gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo như bạn trình bày, bạn bị nghiện lần đầu, có nơi cư trú ổn định, chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do đó bạn sẽ không thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc cơ quan công an lập hồ sơ đưa bạn vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là không đúng quy định.
4. Đã tự giác cai nghiện ở nhà có bị đưa đi cai nghiện không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào luật sư. Hôm nay là ngày 11/1/2017, em có nhận được thông báo của công an phường mình gửi cho giấy thông báo đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện bắt buộc tại mấy lần em cũng đã được gia đình đưa đi cai tự giác ở trại cai nghiện bắt buộc và em cũng mới về được 3 tháng cho đến khi công an kiểm tra nước tiểu em thấy dương tính với ma túy nhưng sau lần cảm hóa em đã ở nhà tự cai nghiện cho đến giờ. Nếu như em đã có giấy thông báo là phải bị đi cai nghiện bắt buộc thì em có phải đi không ? Mà em cũng đã cai nghiện được ở nhà rồi nếu có giấy thông báo đấy mà bây giờ em cai nghiện thì có phải đi nữa không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tạiNghị định 136/2016/NĐ-CP.
Theo như bạn trình bày, trước đây bạn có cai nghiện tự nguyện ở nhà, nay bạn vẫn tái nghiện thì bạn sẽ thuộc đối tượng phải đi cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Sau khi đi cai nghiện về có được nhận lại làm việc hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Nếu cơ quan đơn vị, phát hiện có người sử dụng chất cấm, chất gây nghiện, cơ quan vận động cha mẹ đối tượng đưa đối tượng đi cai nghiện, cai nghiện xong có được nhận vào làm việc lại không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 33
Như vậy, việc tạo điều kiện cho người nghiện ma túy làm việc, tái hòa nhập với cộng đồng được Nhà nước khuyến khích thực hiện. Việc cơ quan đơn vị nhận lại người nghiện ma túy trở lại làm việc sau khi cai nghiện xong không trái quy định của pháp luật nhưng phải thực hiện theo quy định pháp luật.
Các trường hợp khác không thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì việc tiếp nhận lại người lao động phụ thuộc điều kiện tuyển dụng của cơ quan, đơn vị.
6. Đang điều trị bằng Methadone có phải đi cai nghiện bắt buộc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho hỏi, tôi là người nghiện ma túy. Bị công an đưa đi xét nghiệm dương tính với ma túy và giao tôi cho bên công an thị trấn quản lý. Công an thị trấn phạt tôi 750.000đ. Và làm hồ sơ giáo dục tại phường xã khoảng 2 tháng sau tôi lại bị công an làm xét nghiệm và vẫn có kết quả dương tính với ma túy. Thế là họ làm hồ sơ chuyển tôi ra toà để đưa tôi đi cai nghiện bắt buộc. Trong khi đó tôi đang điều trị thay thế bằng phương pháp uống Methadone. Luật sư tư vấn cho tôi như thế có đúng không? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Bạn chia sẻ đã từng bị Công an thị trấn xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và làm hồ sơ để giáo dục tại phường, xã. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng sau bạn lại bị công an làm xét nghiệm dương tính với ma tuý và họ làm hồ sơ để đưa bạn đi cai nghiện bắt buộc.
Căn cứ theo Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Dẫn chiếu Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định chi tiết như sau:
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn bị nghiệm ma túy, đã bị đưa đi xét nghiệm và kết quả dương tính với ma túy, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn do nghiện ma túy, sau đó, trong thời gian 2 tháng sau bạn lại bị công an đưa đi xét nghiệm và vẫn có kết quả dương tính với ma túy, trong trường hợp này, nếu bạn là đối tượng từ đủ 18 tuổi trở lên thì trong trường hợp này, bạn sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.