Bắt người phạm tội quả tang là gì? Bắt người phạm tội quả tang tiếng Anh là gì? Quy định về bắt người phạm tội quả tang? Bắt người đang bị truy nã là gì? Quy định về bắt người đang bị truy nã? Mẫu biên bản bắt người đang bị truy nã?
Để nâng cao trách nhiệm ngăn chặn tội phạm của của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền, công dân thì
1. Bắt người phạm tội quả tang là gì?
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc đuổi bắt.
2. Bắt người phạm tội quả tang tiếng Anh là gì?
Bắt người phạm tội quả tang tiếng Anh là “Arrest of perpetrators of crimes in flagrant delicto”.
3. Quy định về bắt người phạm tội quả tang theo
Bắt người phạm tội quả tang được quy định cụ thể tại Điều 111,
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến
2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3.Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
=> Đối với việc bắt người phạm tội quả tang thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến
Theo quy định tại Điều 111
– Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện:
Việc đang thực hiện tội phạm là trường hợp phạm tội quả tang thường gặp trong thực tế. Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong
Trong trường hợp hành vi đang thực hiện một tội phạm có cấu thành hình thức thì mặc dù hậu quả vật chất chưa xảy ra vẫn coi là hành vi đang thực hiện tội phạm.
Đối với những tội phạm mà hành vi phạm tội được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, không bị gián đoạn như tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tội tràng trữ trái phép chất nổ, chất độc, chất cháy, chất phóng xạ… thì trong suốt thời gian đó bị coi là đang thực hiện tội phạm. Vì vậy, thời điểm nào tội phạm bị phát giác cũng là phạm tội quả tang.
– Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện:
Khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện là trường hợp kẻ phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong chưa kịp chạy trốn hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện, đang xóa những dấu vết của tội phạm trước khi chạy trốn thì bị phát hiện.
Một điều cần lưu ý để bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này phải có chứng cứ chứng minh là kẻ đó vừa gây tội xong, chưa kịp chạy trốn và sự phát hiện, bắt giữ người phạm tội phải xảy ra tức thời sau khi tội phạm được thực hiện. Thông thường, các vật chứng (còn gọi là tang vật) mà người phạm tội chưa kịp cất giấu, tẩu tán là những bằng chứng khiến kẻ phạm tội không thể chối cãi về hành vi phạm tội của mình vừa thực hiện xong. Nhưng trong các trường hợp không có vật chứng, sự có mặt của những người làm chứng cũng cho phép được bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này.
– Đang bị đuổi bắt:
Trong trường hợp phạm tội quả tang này thì người phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong hoặc đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt.
Trong trường hợp này, việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi chạy trốn thì mới có cơ sở xác định đúng người phạm tội tránh bắt nhầm phải người không thực hiện tội. Nếu như việc đuổi bắt bị gián đoạn về thời gian so với hành vi chạy trốn thì không được bắt quả tang mà có thể bắt theo trường hợp khẩn cấp.
4. Bắt người đang bị truy nã là gì?
Bắt người đang bị truy nã là trường hợp bắt người đang bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã. Người bị truy nã là người đã thực hiện tội phạm, đã bị khởi tố bị can hoặc người đã có quyết định của Tòa án đưa ra xét xử đang bỏ trốn hoặc không biết họ đang ở đâu.
Bắt người đang bị truy nã không nằm trong các trường hợp bắt người phạm tội quả tang, vì hành vi của người đang bị truy nã là hành vi bỏ trốn sau khi đã thực hiện tội phạm. Tuy vậy, trong thực tế việc ngăn chặn ngay người đang bị truy nã trốn tránh pháp luật cũng mang tính chất cấp bách như đối với việc ngăn chặn người phạm tội quả tang nên Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định thẩm quyền, thủ tục bắt người đang bị truy nã cũng được áp dụng như bắt người phạm tội quả tang.
4.1. Bắt người đang bị truy nã tiếng Anh là gì?
Bắt người đang bị truy nã tiếng Anh là “Apprehesion of wanted person”.
4.2. Quy định về bắt người đang bị truy nã theo Bộ luật Hình sự 2015:
Bắt người đang bị truy nã được quy định tại Điều 112, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
1.Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2.Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3.Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Đối tượng truy nã:
Đối tượng bị bắt trong trường hợp này là người bị truy nã. Người bị truy nã là bắt người trước đây đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam. Họ là bị can, bị cáo tại ngoại nhưng trốn tránh hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Đối với họ cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã. Và bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã đến Cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Về thẩm quyền bắt người đang bị truy nã:
Để phát huy tính tích cực của quần chúng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tính mạng, sức khỏe và các lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người đang bị truy nã.
Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã:
– Nguyên tắc truy nã đúng người, Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền phải
– Nguyên tắc khi bắt người đang bị truy nã phải thận trọng, chính xác, linh hoạt và an toàn, nếu phát hiện sai phải sửa ngay;
– Nguyên tắc quyết định truy nã phải được chấp hành một cách nghiêm chỉnh;
– Nguyên tắc khi bắt được đối tượng hoặc đối tượng đã chết, đã đầu thú, đã được thanh loại, cơ quan đó phải ra quyết định đình nã và gửi tới những nơi đã gửi quyết định truy nã;
– Nguyên tắc nghiêm cấm dùng quyết định truy nã thay lệnh bắt người trong những trường hợp khác;
– Nguyên tắc sử dụng tổng hợp sức mạnh các lực lượng, các tổ chức, các ngành và công dân trong công tác truy nã tội phạm.
Đặc điểm của biện pháp bắt người đang bị truy nã: Mặc dù mang những đặc điểm chung của hoạt động điều tra tội phạm nhưng hoạt động truy nã tội phạm còn mang những đặc điểm riêng là:
– Biện pháp bắt người đang bị truy nã được tiến hành công khai,
– Chỉ tiến hành bắt người đang bị truy nã sau khi đã xác định hành vi phạm tội và những yếu tố cơ bản về đặc điểm, nhân thân đối tượng;
– Bắt người đang bị truy nã là công việc nguy hiểm, phức tạp đòi hỏi tính tổ chức kỷ luật cao;
– Khi phát hiện chính xác đối tượng có quyết định, lệnh truy nã mọi công dân đều có quyền bắt giữ.
5. Mẫu biên bản bắt người đang bị truy nã tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
BIÊN BẢN BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ
Hồi …. giờ …. ngày …. tháng ….. năm …… tại ….
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: … Chức vụ ……….
Ông/bà: ………… Chức vụ …
cùng với ông/bà: ……
Chỗ ở: ………. là người chứng kiến.
Căn cứ Quyết định truy nã/Lệnh truy nã số: …… ngày ……… tháng ……… năm … Của …
Căn cứ khoản 2 Điều 112, Điều 133, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, tiến hành lập biên bản bắt người đang bị truy nã đối với:
Họ tên: …… Giới tính: ……
Tên gọi khác: ……
Sinh ngày ……. tháng … năm …….. tại: ….
Quốc tịch: ………; Dân tộc: ……….; Tôn giáo: ……….
Nghề nghiệp: ..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ….
cấp ngày…… tháng … năm ….. Nơi cấp: …
Nơi cư trú: ….
Sau khi xác định đúng là người đang bị truy nã theo Quyết định truy nã/Lệnh truy nã số: …. ngày ……….. tháng ..năm ….. của
Chúng tôi đã tuyên bố bắt: …..
Sau khi khám người bị bắt, chúng tôi đã phát hiện và tạm giữ những đồ vật, tài liệu dưới đây:….
Thái độ của người bị bắt truy nã:
………….
Tình trạng sức khỏe của người bị bắt truy nã (*):
Ý kiến của người bị bắt:
(*) Sức khỏe bình thường hoặc có thương tích, bệnh lý.
Lời khai của người phát hiện, bắt người có Quyết định truy nã/Lệnh truy nã:
Việc bắt giữ kết thúc hồi …… giờ …ngày …… tháng ….. năm
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản này được lập thành ba bản, một bản gửi cho Viện kiểm sát.., hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.
NGƯỜI BỊ BẮT
(ký tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(ký tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(ký tên)
NGƯỜI PHÁT HIỆN, BẮT NGƯỜI BỊ TRUY NÃ
(ký tên)