Quy định về bảo lãnh bảo hành công trình xây dựng. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?
Khi xây dựng một công trình thì thông thường giữa chủ đầu tư và bên nhà thầu thi công sẽ giao kết một hợp đồng để ràng buộc các bên trong quá trình xây dựng công trình xây dựng từ lúc khởi công đến khi đã đưa công trình vào sử dụng thì để được bảo đảm cho chất lượng công trình khi đã bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng thì chủ đầu tư thường yêu cầu hoặc thỏa thuận trong hợp đồng về bảo lãnh bảo hành công trình xây dựng công trình của mình, Quy định về bảo lãnh bảo hành công trình xây dựng. Bảo đảm thực hiện
Mục lục bài viết
1. Quy định về bảo lãnh bảo hành công trình xây dựng
Có thể hiểu bảo lãnh bảo hành là một trường hợp mà các bên thỏa thuận trong của hợp đồng lựa chọn một bên thứ 3 đứng râ bảo lãnh với chủ đầu khi xây dựng công trình về việc bảo hành công trình khi đưa vào sử dụng.
Thông thường thì khi hai bên giao kết các hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó trong hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
+ Trong hợp đồng thì phải thỏa thuận về các căn cứ pháp lý áp dụng là các văn bản quy phạm pháp luật nào như là
Cho bên để thực hiện bảo lãnh bảo hành công trình xây dựng thì các bên phải ký kết với tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm thực hiện trách nhiệm của đơn vị; do đó trong trường này, bạn không thể ký bảo lãnh công trình với cá nhân làm bên nhận bảo lãnh.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?
Có thể hiểu bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc là một các biện pháp bảo đảm trong dân sự nó là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Ký quỹ cũng là một trong những biện pháp bảo đảm là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. hoặc bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Do đó, khi các bên thỏa thuận bảo đảo thực hiện hợp đồng của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.
+ Theo quy định của pháp luật thì bảo đảm thực hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng, phương thức bảo đảm bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.
Riêng hợp đồng
+ Trong hợp đồng mà các bên đã giao kết khi xây dựng công trình thì trong trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.
Thông thường thì trong hợp đồng thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.
+ Theo quy định của pháp luật thì khi giao kết hợp đồng thì bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Khi xây dựng công trình thì bên giao thầu phải hoàn cho bên nhận thầu bảo thực hiện hợp đồng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyể sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị mà các bên đã giao kết thỏa thuận trong hợp đồng đã nhận được bảo bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị mà các bên đã thực hiện khi xây dựng công trình.
3. Quy định về bảo lãnh bảo hành công trình xây dựng
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư: công ty tôi là công ty cổ phần thiết kế xây dựng muốn ký hợp đồng với một cá nhân về lĩnh vực bảo lãnh bảo hành công trình và bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì có được không? Và có cần những thủ tục gì không? Xin nhờ luật sư giải thích giúp với. Cảm ơn luật sư nhiều!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bảo lãnh như sau:
“Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Điều 4
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư. […]”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khoản 1 Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng, bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:
“1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.”
Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng quy định:
“2. Bảo hành
a) Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Các thỏa thuận của các bên hợp đồng về thời hạn bảo hành, mức bảo đảm bảo hành phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.
b) Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận, nhưng phải ưu tiên áp dụng hình thức bảo lãnh;
c) Bên nhận thầu chỉ được hoàn trả bảo đảm bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
d) Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mươi mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu; trong khoảng thời gian này, nếu bên nhận thầu không tiến hành bảo hành thì bên giao thầu có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.”
Như vậy, đối với việc bảo lãnh công trình và bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì bạn phải ký kết với tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm thực hiện trách nhiệm của đơn vị; do đó trong trường này, bạn không thể ký bảo lãnh công trình với cá nhân làm bên nhận bảo lãnh.