Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân luôn là vấn đề trọng tâm trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Có thể nói một trong những vấn quan trọng trong mối quan hệ giữa các quốc gia hiện nay là vấn đề bảo hộ công dân. Vậy bảo hộ công dân là gì? Các biện pháp bảo hộ công dân được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về bảo hộ công dân:
– Theo nghĩa hẹp: Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại ở nước ngoài.
– Theo nghĩa rộng: Bảo hộ công dân bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới các công dân của nước này.
Như vậy, hoạt động bảo hộ công dân có thể bao gồm các hoạt động có tính chất công vụ như cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính hoặc các hoạt động có tính giúp đỡ như trợ cấp tài chính cho công dân khi họ gặp khó khăn, phổ biến các thông tin cần thiết cho công dân nước mình tìm hiểu về nước mà họ dự định tới… vì nguyện vọng cá nhân cho đến các hoạt động có tính chất phức tạp hơn như hỏi thăm lãnh sự khi công dân bị bắt, bị giam hoặc tiến hành các hoạt động bảo vệ và đảm bảo cho công dân nước mình được hưởng những quyền lợi và lợi ích tối thiểu theo quy định của nước sở tại hoặc luật quốc tế.
2. Điều kiện tiến hành bảo hộ công dân:
Để được một quốc gia nào đó bảo hộ, đối tượng được bảo hộ phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Đối tượng bảo hộ là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp một người có quốc tịch của quốc gia đó nhưng không được bảo hộ (ví dụ: trường hợp người có 2 hay nhiều quốc tịch, không được bảo hộ nếu sự bảo hộ đó chống lại quốc gia mà người này cũng mang quốc tịch); cũng có trường hợp một người không mang quốc tịch của quốc gia này nhưng lại được quốc gia đó bảo hộ trong trường hợp bị xâm phạm. (ví dụ: Đối với công dân thuộc Liên minh Châu Âu).
– Khi quyền lợi hợp pháp của đối tượng bảo hộ bị xâm hại
– Đã áp dụng các biện pháp tự bảo vệ trên thực tế theo pháp luật của nước sở tại: như: yêu cầu đòi bồi thường để khắc phục thiệt hại nhưng không mang lại kết quả…
3. Thẩm quyền và cách thức tiến hành bảo hộ công dân:
Thẩm quyền bảo hộ công dân: Dựa trên cơ sở cơ cấu tổ chức năng và phạm vi hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ công dân, có thể chia các cơ quan này ra làm 2 loại: cơ quan có thẩm quyền trong nước và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
– Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ trong nước: hầu hết các quốc gia đều thực hiện việc bảo hộ công dân thông qua Bộ ngoại giao. Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trước chính phủ về các hoạt động bảo hộ công ở trong nước cũng như nước ngoài.
– Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ ở nước ngoài: Theo nguyên tắc chung, thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện. Việc bảo hộ công dân do các cơ đại diện thực hiện được ghi nhận trong công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự.
Khi tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật quốc gia về bảo hộ công dân và các điều ước quốc tế hữu quan về bảo hộ công dân.
Cách thức bảo hộ: Trong quá trình thực hiện bảo hộ công dân, các nước có thể thực hiện bảo hộ thông qua các cách thức khác nhau, từ đơn giản như cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh cho tới các cách thức bảo hộ phức tạp và có ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước hữu quan như đưa vụ việc ra toàn án quốc tế…Việc lựa chọn cách thức bảo hộ ở mức độ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quyền lợi nào bị vi phạm mức độ vi phạm, thái độ của nước sở tại…
– Nhìn chung biện pháp ngoại giao là biện pháp thường được sử dụng trong việc bảo hộ công dân cơ sở pháp lý của biện pháp này là nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Biện pháp ngoại giao được thực hiện để bảo hộ công dân có thể thông qua trung gian hòa giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp
Ngoài ra trong thực tiễn quan hệ quốc tế các quốc gia còn sử dụng các biện pháp như trừng phạt kinh tế hoặc trừng phạt về ngoại giao…
4. Các biện pháp bảo hộ công dân:
Trong quá trình thực hiện bảo hộ công dân, các nước có thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ đa dạng khác nhau, từ các biện pháp đơn giản có tính chất hành chính như cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh cho tới các biện pháp bảo hộ phức tạp và có ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa các nước hữu quan như đưa vụ việc ra
Theo Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, một số chức năng của cơ quan lãnh sự là áp dụng các biện pháp bảo hộ công dân, theo đó, Điều 5 Công ước viên 1963 quy định:
a) Bảo vệ tại Nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;
b) Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử và Nước tiếp nhận cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này;
c) Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận, báo cáo tình hình đó về Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;
d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;
e) Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử;
f) Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
g) Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
h) Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;
i) Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toàn án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ;”
Như vậy, cơ quan lãnh sự ở nước ngoài ngoài nhiệm vụ thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình tại nước sở tại trong nhiều trường hợp như : cứu trợ, thừa kế di sản, bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, đại diện cho người dân nước mình trước tòa và cơ quan khác nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của công dân. Cơ quan lãnh sự còn có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động công chứng, cấp hộ chiếu, hộ tịch …
Có thể thấy, biện pháp ngoại giao thường được coi là biện pháp bảo hộ công dân. Cơ sở pháp lý của biện pháp này là nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Biện pháp ngoại giao được thực hiện để bảo hộ công dân có thể thông qua trung gian hòa giải, thương lượng hoặc đàm phán trực tiếp. Bên cạnh các biện pháp ngoại giao, các quốc gia còn sử dụng biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc trừng phạt về ngoại giao đối với nước vi phạm như thực hiện các chiến dịch bao vây cấm vận, rút cơ quan đại diện ngoại giao hoặc có thể đưa ra
Mặc dù các biện pháp bảo hộ công dân rất đa dạng và phong phú nhưng phạm vi các biện pháp bảo họ được sử dụng vẫn phải chịu sự điều chỉnh và giới hạn của pháp luật quốc tế.Ví dụ, trong điều ước quốc tế có quy định, khi có sự vi phạm pháp luật thì biện pháp thì biện pháp bảo hộ ngoại giao duy nhất được sử dụng là biện pháp trọng tài xét xử. Với trường hợp không có điều ước quốc tế thì cộng đồng có thể hạn chế biện pháp bảo hộ bằng các tập quán quốc tế hiện hành. Giới hạn quan trọng nhất trong việc sử dụng các biện pháp bảo hộ là không được sử dụng vũ lực trong bảo hộ ngoại giao. Bên cạnh đó thực tiễn bảo hộ công dân cần phải chú ý đến mục đích thực sự của hoạt động này và không thể sử dụng nguyên tắc bảo hộ công dân làm nguyên cớ phụ vụ cho mục đích chính trị của quốc gia bảo hộ, làm ảnh hưởng tới quan hệ của các bên liên quan và hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế.
Hiện nay, vấn đề bảo hộ công dân là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với mỗi quốc gia mà còn có vai trò quan trọng trên phạm vi toàn thế giới.