Quy định về việc tham bảo hiểm y tế cho học sinh và sinh viên? Mức đóng BHYT học sinh sinh viên mới nhất? Mức hưởng bảo hiểm y tế học sinh?
Bảo hiểm ý tế được biết đến là một loại bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành thì được quy định là bảo hiểm bắt buộc. Bởi vì bảo hiểm này có tính chất là bắt buộc cho nên mỗi người dân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam thì cần phải tuân thủ các quy định của pháp
Trong đó, đối tượng chiếm số đông trong số các đối tượng tham gia bảo hiểm ý tế ở đây là học sinh, sinh viên. Vậy pháp
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý
–
–
– Thông tư 143/2020/TT-BQP hướng dẫn
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc tham bảo hiểm y tế cho học sinh và sinh viên:
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 1
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
– Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm b, Khoản 4 Điều 12
Từ các quy định được nêu ra ở trên có thể thấy rằng, khi tham gia bảo hiểm y tế, học sinh, sinh viên sẽ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
2. Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên:
Trên cơ sở quy định tại nêu trên Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và Thông tư 143/2020/TT-BQP, hàng thán, học sinh, sinh viên phải đóng bảo hiểm y tế với mức bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, để đảm bảo việc tất cả học sinh, sinh viên trên cả nước đều tham gia vào việc đống bảo hiểm y tế và sử dụng bảo hiểm y tế thì bên cạnh việc yêu cầu bắt buộc học sinh, sinh việc tham gia vào yêu cầu bắt buộc này thì theo như quy định tại Điều 4 Thông tư 143/2020/TT-BQP đã có nhắc đến việc hộ trợ về tiền đóng bảo hiểm xã hội từ Ngân sách Nhà nước như sau:
“1. Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện được áp dụng cơ chế chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
2. Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ cận nghèo và hộ gia đình nghèo đa chiều theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
3. Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên khác.
4. Phần còn lại của mức đóng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này do học sinh, sinh viên tự đóng.
5. Trường hợp học sinh, sinh viên thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng trên thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất”.
Tư quy định được nêu ra ở trên, chúng ta có thể thấy rằng việc pháp luật hiện hành về đống tiên bảo hiểm ý tế của học sinh, sinh viên với mức đóng Bảo hiểm y tế hàng tháng đối với học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở là khá hợp lý. Do đó, tác giả đã tìm hiểu và biết được về cách tính số tiền đóng Bảo hiểm y tế của học sinh được thực hiện như sau:
Số tiền đóng Bảo hiểm y tế của học sinh = Mức lương cơ sở x 4,5% x Số tháng tham gia (tại thời điểm đóng tiền).
Trong đó:
– Mức lương cơ sở: theo như quy định của pháp luật hiện hành về việc tính lương mà cụ thể tại Nghị quyết 128/2020/QH14, mức lương cơ sở năm 2021 giữ nguyên so với năm 2020 (tức bằng 1.490.000 đồng/tháng).
– Số tháng tham gia đống bảo hiểm y tế được xác định dựa trên quy định của pháp luật. Không giống như việc quy định về bảo hiểm y tế như trước, mà từ khi Bảo hiểm xã hội do Bộ Quốc phòng quản lý thì đã có quy định về thời gian sử dụng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên khi tham gia mua bảo hiểm y tế được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 143/2020/TT-BQP
“d) Đối với đối tượng quy định tại khoản 3: Năm học thứ nhất, thời hạn sử dụng kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận được đầy đủ hồ sơ và kinh phí đóng bảo hiểm y tế theo quy định đến ngày 31 tháng 12 của năm sau kế tiếp. Thời hạn sử dụng của các năm học tiếp theo tối đa 12 tháng, kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận được đầy đủ tiền đóng bảo hiểm y tế và hồ sơ theo quy định đến ngày 31 tháng 12 của năm đó. Năm cuối của khóa học, thời hạn sử dụng kể từ ngày Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng nhận được đầy đủ hồ sơ và kinh phí đóng bảo hiểm y tế theo quy định đến ngày cuối của tháng kết thúc năm học đó”.
Từ công thực được nêu ở trên và quy định của việc hỗ trợ chi trả bảo hiểm cho học sinh sinh viên từ ngân sách Nhà nước thì có thể sinh viên đóng bảo hiểm y tế cho 12 tháng là 804.600 đồng. Trong đó thực đóng mà học sinh, sinh viên phải đóng 70% là 563.220 đồng; còn ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% là 241.380 đồng. Bên cạnh đó, Học sinh, sinh viên thuộc hộ cận nghèo và hộ gia đình nghèo đa chiều đóng 30% là 241.380 đồng; còn ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% là 563.220 đồng. Chính vì việc thực hiện đóng bảo hiểm của học sinh, sinh viên dựa trên thời gian năm học mà việc quy định về mức lương cơ sở lại không trùng với thời gian học của học sinh, sinh viên. Chính vì để giải quyết thắc mắc về việc có phải bổ sung phần chênh lệch đối với thời gian đã đóng bảo hiểm do Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở. Việc này đã được quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 146, nếu Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì học sinh, sinh viên và Nhà nước sẽ không phải đóng bổ sung phần chênh lệch đối với thời gian đã đóng.
3. Mức hưởng bảo hiểm y tế học sinh:
Trên cơ sở quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định mức hưởng Bảo hiểm y tế cho đối tượng học sinh như sau: “đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác”. Do đó, mức hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng học sinh theo như quy định được nêu ra ở trên là 80% chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế khi học sinh, sinh viên thực hiện việc đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Bên cạnh đó, do nhu cầu chữa trị khẩn cấp với những loại bện mà người đi khám chưa bện là học sinh, sinh viên không thể thực hiện việc khám chữa bệnh đúng tuyến, thì pháp luật cũng có quy định về việc hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến dựa trên quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, trường hợp học sinh có thẻ Bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán như sau:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 32% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 48% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật Bảo hiểm y tế; 80% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước; 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Như vậy, có thể thấy ràng, để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế nói chung và đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là học sinh, sinh viên nói riêng thì khi dùng thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh đúng tuyến thì sẽ được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và chỉ phải thực hiện chi trả 20% đối với chi phí khám chữa bệnh của mình. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có những quy định về việc học sinh, sinh vên có thể thực hiện việc khám chữa bện trái tuyến thì vẫn được hưởng việc giảm chi phí khám chữa bệnh nhưng không còn được giảm nhiều như khám chữa bệnh đúng tuyền.