Quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu mới nhất. Để thực hiện nguyên tắc cạnh tranh trong đấu thầu, cần bảo đảm sự độc lập về pháp lý và về tài chính giữa các chủ thể tham gia đấu thầu.
Đấu thầu mang lại cho nhà nước những đầu tư mới về công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại tạo điều kiện cho việc thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu sẽ là cơ sở để đánh giá đúng, chính xác năng lực thực sự của các đơn vị kinh tế cơ sở, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực diễn ra, tránh được sự thiên vị của chủ đầu tư đối với các nhà thầu.
1. Những trường hợp phải độc lập về pháp lý và về tài chính trong bảo đảm cạnh tranh
Để thực hiện nguyên tắc cạnh tranh, cần bảo đảm sự độc lập về pháp lý và về tài chính giữa các chủ thể tham gia đấu thầu trong những trường hợp cụ thể. Theo Điều 6 Luật đấu thầu 2013 Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu có quy định:
“1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.
2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;
b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.
4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
b) Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.”
Theo đó để xác định được sự độc lập về pháp lý và về tài chính giữa các bên khi tham gia đấu thầu, khi mở và kiểm tra hồ sơ đề xuất về tài chính cần đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu. Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ nội dung:
– Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường họp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý.
Qúa trình đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đây đủ các nội dung sau đây:
– Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính.
– Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
– Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính.
Qúa trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu là việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu. Khi trình, thẩm định và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu cần nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15
Luật sư
2. Điều kiện đánh giá sự độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính để bảo đảm cạnh tranh
– Các nhà thầu có nhu cầu tham dự quan tâm, tham dự sơ tuyển phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu.
– Phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với gói thầu hỗn hợp khi nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp.
– Trong cùng một dự án hoặc trong cùng 1 gói thầu cho phép một nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc một số dịch vụ tư vấn bao gồm: Lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
– Tiêu chí độc lập về mặt pháp lý và tài chính khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp.
+ Chi phí vốn trên 30% của nhau giữa các nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu.
+ Đối với đấu thầu hạn chế thì bản thân các nhà thầu không được chi phối vốn của nhau từ 20% trở lên.
+ Nhà thầu tham dự thầu như giám sát, thiết kế, thi công với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một nhà thầu khác với từng bên.
+ Đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nếu hàng hóa và dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong cùng một tổng công ty hoặc tập đoàn thì tập đoàn, thành viên các công ty con có thể tham gia thầu. Nếu sản phẩm, hàng hóa đó là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, nếu trong quá trình chấm thầu, xét hồ sơ thầu mà tổ chuyên gia nói riêng, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu nói chung cần đánh giá chính xác các trường hợp phải đáp ứng quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, nếu phát hiện cần nghiêm chỉnh loại do không bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. Cần lưu ý là các nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu chỉ áp dụng đối với hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu hạn chế. Theo đó nếu nhà thầu tham dự đấu thầu rộng rãi hoặc là các hình thức khác như chào hành canh tranh thì không áp dụng quy định đó hay nói cách khác kể cả trường hợp các nhà thầu có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu. Tuy nhiên các nhà thầu phải đáp ứng các quy định về bảo đảm cạnh tranh khác theo quy định nêu trên.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tư vấn kiến trúc H là đơn vị phụ thuộc về tổ chức và về tài chính với Tổng công ty K. Trong gói thầu xây dựng Trường Đại học S, công ty tư vấn kiến thức H là đơn vị tư vấn giám sát gói thầu, còn Tổng công ty K là nhà thầu thực hiện hợp đồng. Công ty H và Tổng công ty K tham gia như vậy là đúng hay sai? Tôi xin cám ơn công ty, rất mong công ty có phản hồi sớm giúp tôi?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại
“1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;”
Ngoài ra, theo Điều 2
“Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
1. Nhà thầu tham dự quan tâm, tham dự sơ tuyển phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu.
2. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp.”
Căn cứ các quy định trên thì công ty tư vấn kiến trúc H là đơn vị tư vấn giám sát gói thầu xây dựng Trường Đại học S không độc lập về tổ chức và cũng không độc lập về tài chính với Tổng công ty K là nhà thầu thực hiện hợp đồng xây dựng Trường Đại học S là không đảm bảo tính cạnh tranh, vi phạm Điều 6 Luật đấu thầu năm 2013. Theo đó, cả công ty K và công ty H cần thực hiện đúng quy định bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. công ty K và công ty H tham dự thầu trường đại học S phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên khác mà ở đây với tư cách trường đại học S là chủ đầu tư hoặc bên mời thầu theo quy định tại Luật đấu thầu năm 2013 và Nghị định 63 năm 2014.