Quy định về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công? Thủ tục thẩm định quyết định đầu tư chương trình dự án không có cấu phần xây dựng?
Không chỉ riêng dự án đầu tư công mà với tất cả các loại dự án khác thì việc báo cáo nghiên cứu tính khả thi đều đóng vai trò rất quan trọng để quyết định dự án đó có thể thi công mang ý nghĩa thiết thực và thật sự hợp lý hay không. Đối với dự án đầu tư công thì pháp luật có quy định về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công. vậy cụ thể quy định được hiểu như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công
Căn cứ theo quy định tại điều 44. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án
1.1. Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Sự cần thiết đầu tư;
+ Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;
+ Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;
+ Phạm vi và quy mô của chương trình;
+ Các dự án thành phần thuộc chương trình cần thực hiện để đạt được mục tiêu của chương trình, thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án thành phần;
+ Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
+ Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;
+ Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;
+ Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);
+ Tổ chức thực hiện chương trình;
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội chung của chương trình.
Như vậy thông qua quy định này chúng ta thấy pháp luật đã có quy định cụ thể về báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết và với mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng. Khi tiến hành xây dựng một công trình nào đó thì người tiếp nhận dự án đó phải báo cáo những nghiên cứu khả thi trong quá trình đầu tư xây dựng.
Thông qua các nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm mục đích phát hiện khách quan và hợp lý ra những điểm mạnh và điểm yếu của dự án hiện có hoặc liên doanh đề nghị, cơ hội và mối đe dọa như được trình bày bởi các môi trường, tài nguyên yêu cầu thực hiện thông qua, và cuối cùng là triển vọng cho sự thành công. Trong điều khoản của nó đơn giản, hai tiêu chuẩn để phán xét tính khả thi giá trị yêu cầu và giá trị để đạt được. Như vậy, một nghiên cứu khả thi được thiết kế tốt nên cung cấp một bối cảnh lịch sử của dự án cụ thể nào đó, mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ, kế toán báo cáo, chi tiết của các hoạt động và quản lý, nghiên cứu thị trường, chính sách, dữ liệu tài chính, các yêu cầu pháp lý và nghĩa vụ thuế nói chung, các nghiên cứu khả thi trước sự phát triển kỹ thuật và dự án thực hiện.
2.2 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không có cấu phần xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Sự cần thiết đầu tư;
+ Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
+ Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;
+ Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;
+ Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;
+ Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;
+ Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
+ Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
+ Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;
+ Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;
+ Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;
+ Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).
Như vậy thông qua quy định này pháp luật quy định những nội dung cần thiết và cụ thể mà báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không có cấu phần xây dựng phải thực hiện đầy đủ. Theo đó chúng ta đặt ra vấn đề rằng một dự án sẽ thất bại nếu nó mất quá lâu để được hoàn thành trước khi nó rất hữu ích. Thông thường điều này có nghĩa là đánh giá hệ thống sẽ mất bao lâu để phát triển, và nếu nó có thể được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định bằng cách sử dụng một số phương pháp như thời gian hoàn vốn. Khả thi tiến độ là một biện pháp hợp lý thời gian biểu của dự án là như thế nào. Với chuyên môn kỹ thuật của chúng tôi, thời hạn dự án hợp lý? Một số dự án được bắt đầu với thời hạn cụ thể. Bạn cần phải xác định thời hạn là bắt buộc hoặc mong muốn.
2. Thủ tục thẩm định quyết định đầu tư chương trình dự án không có cấu phần xây dựng
2.1. Hồ sơ thực hiện gồm:
Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án:
–
– Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
– Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
– Báo cáo thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi;
– Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh chương trình, dự án:
–
– Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
– Quyết định đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền quyết định lần đầu và các quyết định đầu tư điều chỉnh trước đó của cấp có thẩm quyền (nếu có);
– Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án theo tổng mức đầu tư điều chỉnh;
– Báo cáo thẩm định nội bộ đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án và các báo cáo thẩm định khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
– Báo cáo kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 của Luật Đầu tư công;
– Các tài liệu khác có liên quan.
2.2. Trình tự thực hiện:
Tên thủ tục: Thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Kế hoạch Đầu tư
Cách thức thực hiện: Thẩm định: tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; bằng văn bản. – Phê duyệt: tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bằng văn bản.
Thời hạn giải quyết:
– Thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau: Dự án nhóm A không quá 40 ngày; Dự án nhóm B không quá 30 ngày và Dự án nhóm C không quá 20 ngày.
Cách thức thực hiện:
– Thẩm định: tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; bằng văn bản .
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
Bước 2: Giải quyết hồ sơ:
– Trung tâm Hành chính công chuyển hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư (Văn phòng Sở); Văn phòng Sở tiếp nhận và chuyển hồ sơ đến phòng nghiệp vụ được giao nhiệm vụ thẩm định. Phòng nghiệp vụ thụ lý thẩm định hồ sơ, kiểm tra xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và tham mưu Ban Giám đốc có văn bản gửi các thành viên Hội đồng thẩm định cấp tỉnh lấy ý kiến thẩm định (hoặc tổ chức họp); các thành viên Hội đồng thẩm định gửi ý kiến thẩm định về Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Chủ đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Trung tâm Hành công của tỉnh và phải xuất trình phiếu hẹn .
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính : Luật đầu tư công 2019
Trên đây là thông tin do