Quy định vê bàn giao tài sản khi trúng đấu giá cho người mua. Bảo đảm quyền lợi của người mua được tài sản đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án.
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin kính chào Luật sư! Em có 1 người chị đang gặp phải tình hướng sau: Ngày 30/03/2013, chị A có mua tài sản bán phát mãi do Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá Lâm Đồng bán. Bên có tài sản bán đấu giá là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc, phát mãi tài sản của ông B. Theo hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá số: 51/2013/HĐMB thì tài sản mà chị em mua được là: Quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất thuộc thửa đất số: 317, tờ bản đồ số: 14, tại số nhà 272, đường Trần Hưng Đạo, khu 7, phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng; giá bán tài sản là: 1.338.887.000 đồng (Một tỷ ba trăm ba mươi tám triệu tám trăm tám mươi bảy nghìn đồng). Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng mua bán tài sản trên, chị A đã thanh toán cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc số tiền: 1.080.000.000 (Một tỷ không trăm tám mươi triệu đồng), đây là số tiền ông B còn nợ Ngân hàng, cộng với lãi suất phát sinh. Số tiền còn lại là: 258.887.000 đồng (Hai trăm năm mươi tám triệu tám trăm tám mươi bảy nghìn đồng), hai bên đã thỏa thuận khấu trừ nợ đối với khoản tiền vay mà ông B còn nợ chị Giang trước đó. Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá Lâm Đồng phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc đã bàn giao giấy chứng nhận QSDĐ của tài sản trúng đấu giá cho chị A. Sau đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc phối hợp với Trung tâm bán đấu giá Lâm Đồng và chính quyền địa phương tiến hành lập biên bản bàn giao tài sản cho chị A ngoài thực địa (các bên đều ký vào biên bản, riêng ông B không ký). Tuy nhiên, việc bàn giao tài sản trên không thành, chị A chưa nhận được tài sản, lý do ông B có hành vi cản trở, chống đối quyết liệt, cố thủ chiếm giữ các tài sản trên không chịu bàn giao. Đến nay đã hơn 03 năm, mặc chị A đã hoàn thành nghĩa vụ của mình theo hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá số: 51/2013/HĐMB ngày 30/03/2013. Nhưng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc và Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa bàn giao được tài sản trúng đấu giá cho chi A theo đúng quy định của pháp luật. Hỏi: Chị A phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Em xin chân thành cảm ơn!?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “
–
– Nghị định 125/2013/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 14, Điều 1, Nghị định 125/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 24b. Bảo đảm quyền lợi của người mua được tài sản đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án
1. Người mua được tài sản đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng tài sản đã mua đấu giá, nhận để thi hành án.
2. Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị đình chỉ thi hành án, kháng nghị, sửa đổi hoặc hủy thì cơ quan thihành án dân sự tiếp tục hoàn thiện thủ tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp sau đây:
a) Trình tự, thủ tục bán đấu giá vi phạm quy định của pháp luật do có lỗi của người mua được tài sản bán đấu giá;
b) Người phải thi hành án, người được thi hành án và người mua được tài sản bán đấu giá có thỏa thuận khác.
3. Việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thực hiện theo quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản.”
Do vậy, trường hợp này, chị cần yêu cầu ngân hàng thực hiện các biện pháp để ông A giao tài sản cho chị. Nếu Ngân hàng không giải quyết được thì chị xin các giấy tờ liên quan đến bản án, chứng cứ chứng minh về việc nộp tiền của chị và đơn yêu cầu thi hành án tới cơ quan thi hành án dân sự, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để đề nghị chấp hành viên sớm tổ chức thực hiện việc giao tài sản, kể cả kiến nghị áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc giao tài sản cho người trúng đấu giá và hoàn tất việc giao tài sản cho chị. Trường hợp người có nghĩa vụ cố tình không thực hiện giao tài sản cho người trúng đấu giá có thể bị xem xét khởi tố về
“Tội không chấp hành bản án” theo quy định tại Điều 304 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi 2009 “Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm“.
>>> Luật sư
Về đơn yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 31, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định:
“Điều 31. Đơn yêu cầu thi hành án
1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
2. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.
Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.
3. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này.”