Bản án dân sự sơ thẩm là gì? Quy định về bản án dân sự sơ thẩm theo tố tụng dân sự? Hiệu lực của bản án dân sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật?
Đối với mỗi vụ án dân sự thì bản án được xem như là kết quả của một vụ án dân sự cụ thể, Trong bộ luật tố tụng dân sự có quy định cụ thể về bản án dân sự sơ thẩm, theo đó bản án phải đầy đủ các nội dung và tuân thủ theo các quy định của pháp luật, đối với bản án dân sự sơ thẩm được ban hành như thế nào? Quy định về bản án dân sự sơ thẩm theo tố tụng dân sự ra sao? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Bản án dân sự sơ thẩm là gì?
Pháp luật dân sự không có quy định cụ thể về bản án dân sự là gì, nhưng theo quá trình tố tụng và các thủ tục tố tụng có thể hiểu bản án dân sự phản ánh kết quả xét xử một vụ án dân sự cụ thể của một toà án có thẩm quyền nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để đưa ra các quyết định của toà án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án. Cũng từ đó có thể hiểu bản án dân sự sơ thẩm là văn bản tố tụng do hội đồng xét xử sơ thẩm lập, thể hiện quyết định của toà án về xét xử vụ án dân sự lần đầu. Bản án dân sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
2. Quy định về bản án dân sự sơ thẩm theo tố tụng dân sự
Tại Điều 266. Bản án sơ thẩm
1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án, cụ thể như sau:
a) Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
b) Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan;
c) Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
3. Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án.
Như quy định của pháp luật đã có nêu cụ thể về bản án dân sự sơ thẩm, theo các vụ án cụ thể có thể hiểu bản án dân sự sơ thẩm là văn kiện được tuyên nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (Điều 106
Dựa trên đúc kết qua quá trình xét xử sở thẩm thì bản án dân sự sơ thẩm sẽ giúp cho mọi người nhận thức rõ đường lối và pháp luật được vận dụng vào thực tiễn. Bản án là công cụ bảo vệ chế độ, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân. Bản án có tác dụng giáo dục đương sự, giáo dục quần chúng tin tưởng vào hoạt động xét xử, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần củng cố, xác lập nếp sống mới trong xã hội. Vì vậy, bản án phải được hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
Bố cục của bản án dân sự sơ thẩm như trên quy định chúng tôi đưa ra như trên sẽ gồm có 03 phần, phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định, phần quyết định của tòa án. Trong từng phần của bản án, tòa án phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 266
3. Hiệu lực của bản án dân sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật
Về hiệu lực của bản án dân sự sơ thẩm thì sẽ có hiệu lực theo quy định của pháp luật cụ thể căn cứ tại khoản 2 Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định “Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị”
Theo đó, pháp luật dân sự cũng quy định về thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm để có thể căn cứ xác định hiệu lực của bản án dân sự sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
Theo đó, một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 2015 quy định là bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án Nguyên tắc này được cụ thể hóa từ quy định trong Điều 106 Hiến pháp 2013: “Bản án, quyết định của
Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án dân sự sơ thẩm cũng chính là nguyên tắc hiến định, nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự, nhưng trong nhiều năm qua, một số bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành một cách nghiêm túc. Tình trạng né tránh, đùn đẩy, cố tình trì hoãn, kéo dài thủ tục và gây khó khăn cho người được thi hành cũng là một trong những nguyên nhân của thực tế nêu trên. Trong một số bản án, quyết định dân sự đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất chẳng hạn, việc đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng do liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân nên việc thi hành án rất khó khăn. Vì vậy, không phải chỉ đơn thuần là quy định bằng pháp luật mà phải có các biện pháp bảo đảm để việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tế.
Kết luận: Dựa trên những nội dung chúng tôi đã phân tích như trên có thể đưa ra kết luận về thực hiện bản án dân sự sơ thẩm đó là trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Quy định này cũng ràng buộc quyền hạn với nghĩa vụ của Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó còn phải có nhiệm vụ nghiêm chỉnh thi hành còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó theo quy định. tức là Tòa án, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định phải chịu trách nhiệm về tiến độ, thời hạn, hiệu quả thi hành án. Tòa án sau khi đã xét xử xong vụ án, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án vẫn còn nhiệm vụ theo dõi sát sao việc thi hành bản án, quyết định để cùng cơ quan thi hành án thi hành bản án, quyết định đó một cách tốt nhất, nhằm đảm bảo công lý, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề ” Quy định về bản án dân sự sơ thẩm theo tố tụng dân sự” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.