Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi những chủ thể này vi phạm pháp luật thì sẽ bị tước bỏ đi quyền sở hữu tài sản. Bài viết này sẽ tìm hiểu về hình phạt tịch thu tài sản.
Mục lục bài viết
1. Tịch thu tài sản là gì?
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Tài sản đó có thể đang được người bị kết án sử dụng hoặc cũng có thể là tài sản mà họ đã cho người khác vay, mượn, thuê, giữ để sử dụng (kể cả để sửa chữa) hoặc đang cầm cố, thế chấp, đang gửi tiết kiệm hoặc tiền trong tài khoản ở ngân hàng, tài sản đứng tên người khác nhưng có đủ căn cứ chứng minh rằng của người phạm tội thì tài sản vẫn bị tịch thu.
Tuy nhiên, không phải người bị kết án về bất cứ tội phạm nào cũng bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản mà tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định. Trong đó:
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Trường hợp trong cùng một điều luật có các khung hình phạt với các loại tội phạm khác nhau thì mặc dù điều luật đó quy định có hình phạt bổ sung này nhưng chỉ được áp dụng đối với khung hình phạt đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Ví dụ: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 174
Tịch thu tài sản trong tiếng Anh là “Confiscation of property”.
2. Quy định của Bộ luật hình sự về tịch thu tài sản:
Điều
“Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính”.
Từ quy định của pháp luật ta thấy tịch thu tài sản là một hình phạt bổ sung, đi kèm với các hình phạt chính để hỗ trợ cho các hình phạt chính.
Điều 45 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hình phạt tịch thu tài sản như sau:
“Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.
Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống”.
Tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung nhằm vào quyền sở hữu của người bị kết án, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ sung công quỹ nhà nước nhằm răn đe, trừng phạt hoặc ngăn ngừa họ tiếp tục sử dụng tài sản đó để thực hiện hành vi phạm tội mới.
Tài sản bị tịch thu có thể là tài sản mà người bị kết án đang sử dụng hoặc tài sản cho vay, cho mượn, tài sản đang gửi giữ hoặc đang được cầm cố, thế cấp. Tài sản thuộc quyền sở hữu của người bị kết án có thể tồn tại dưới dạng tiền, giấy tờ có giá như trái phiếu, tín phiếu hoặc hiện vật.
Chỉ tịch thu tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án, đối với tài sản thuộc sở hữu chung theo phần hoặc sở hữu chung hợp nhất theo quy định của Bộ luật dân sự thì trước khi tuyên bố tịch thu phần của người bị kết án, phải xác định phần quyền sở hữu của người bị kết án là bao nhiêu, là những thứ gì, nếu là tài sản không thể chia được thì tuyên tịch thu phần giá trị của tài sản đó và quyết định kê biên tài sản đó để bảo đảm thi hành án.
– Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Như vậy, về nguyên tắc, khi áp dụng hình phạt tịch thu tài sản thì không có nghĩa là
Thực trạng áp dụng hình phạt tịch thu tài sản hiện nay:
Việc áp dụng hình phạt tịch thu tài sản trên thực tế còn nhiều hạn chế. Trong quá trình xử lý một số vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện nguồn tài sản rất lớn của người phạm tội có dấu hiệu bất minh; nhưng không chứng minh được nguồn gốc gắn với tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng không thể tịch thu, thu hồi. Đối với các vụ án đã được xử lý, hiệu quả công tác thu hồi tài sản không cao. Nguyên nhân phần lớn là do người phạm tội đã nhanh chóng thực hiện việc rửa tiền, tẩu tán tiền, tài sản do phạm tội mà có; quá trình tổ chức thu hồi tài sản cũng gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Chính vì vậy mà hiện nay, cơ chế “tịch thu tài sản không qua kết tội” đang được nghiên cứu để áp dụng nhiều hơn.
Ngoài ra, các bộ ngành liên quan cũng đang có những hoạt động ban đầu trong việc “Nghiên cứu đề xuất xây dựng quy định biện pháp tịch thu tài sản không thông qua thủ tục kết tội, buộc đối tượng tình nghi phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản và đề xuất sửa đổi quy định có liên quan trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật Phòng, chống tham nhũng”.
3. Phân biệt tịch thu tài sản và tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:
– Về khái niệm:
+ Tịch thu tài sản là
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với: Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
– Về bản chất:
+ Tịch thu tài sản: hình phạt bổ sung
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: biện pháp tư pháp
– Chủ thể áp dụng:
+ Tịch thu tài sản: Tòa án
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: cơ quan tiến hành tố tụng
– Đối tượng áp dụng:
+ Tịch thu tài sản: người phạm tội
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: người phạm tội, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, người chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tài sản phạm tội
– Tính chất của tài sản bị tịch thu:
+ Tịch thu tài sản: tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội và không liên quan đến tội phạm
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc người khác có liên quan trực tiếp đến tội phạm
– Hậu quả:
+ Tịch thu tài sản: vì là hình phạt nên tịch thu tài sản để lại án tích
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm : không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp tư pháp nên không có án tích
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017