Quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội? Thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
– Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
– Chế độ ốm đau Chế độ bảo hiểm ôm đau là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm bảo đàm thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, chăm sóc con ôm theo quy định của pháp luật. Đây là sự trợ giúp ngắn hạn cho người lao động và gia đình để người lao động hồi phục sức khỏe, duy trì cuộc sống trong thời gian bị ốm đau hoặc người lao động phải chăm sóc con ốm đau.-
– Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp các chi phí chữa trị, bù đắp hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chế độ trợ cấp này gắn với rủi ro và điều kiện lao động cỏ hại gây ra cho người lao động, nó có thể là tạm thời hoặc lâu dài, trợ cấp một lần hoặc hàng tháng tùy thuộc rủi ro, hậu quả của rủi ro mà người lao động gánh chịu.
– Chế độ hưu trí. Chế độ bảo hiểm hưu trí nhằm bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa. Bảo hiểm xã hội là chế độ cơ bản nhất trong các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bởi đối tượng hưởng chế độ này khá lớn, nó ảnh hưởng đến ổn định đời sống của một bộ phận lớn dân cư. Nhìn chung, đối với bất cứ ai, bất cử người lao động nào thì sự kiện bảo hiểm xã hội hưu trí cũng xảy ra đối với họ, trừ trường hợp người lao động ngừng tham gia quan hệ lao động do bị chết. Khi đó, nếu đủ điều kiên luật đình thì họ được hưởng chế độ hưu trí.
– Chế độ tử tuất. Chế độ tử tuất là chế độ bảo hiểm xã hộ đối với thân nhân của người lao động đang hoặc đã tham gia quan hệ lao động hay đang hưởng bảo hiểm, đang chờ hưởng bảo hiểm ma bị chết Chế độ này nhằm trợ giúp một phần tiến tang lễ và trợ giúp cho thân nhân của người lao động khi mất đi nguồn muôi dưỡng
– Chế độ bảo hiểm này có đối tượng hưởng trợ cấp là nhân thân của người lao động bị chết do đó có thể nói đây là chế độ bảo hiểm mang tính nhân văn cao cả, thể hiện trách nhiệm của cộng đồng đối với người lao động bị chết và chia sẻ những khó khăn của gia đình họ.
– Đối với mỗi chế độ bảo hiểm xã hộ bắt buộc, pháp luật quy định đối tượng hưởng, điều kiện hưởng và mức hưởng trợ cấp… phủ hợp với đặc điểm của từng loại rủi ro, mức độ ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động và đảm bảo các nguyên tắc của bảo hiểm xã hộ như có đóng- có hưởng, mức hưởng phù hợp với mức đóng… Trong đó, có chế độ bảo hiểm ngắn hạn như ốm đau, thai sản, có chế độ bảo hiểm dài hạn như hưu trí, tử tuất. Đây đều là các chế độ bảo hiểm quan trọng, liên quan đến các rủi ro về sức khỏe là rủi ra thường xảy ra với đời sống con người mà có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc, thu nhập của người lao động.
– Ngoài ra, việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn là cơ sở để góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi không còn khả năng lao động.
2. Thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
+ Bước 1: Khi người lao động kết thúc đợt hưởng trợ cấp thất nghiệp để ghi, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp bảo lưu thì cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi chi trả trợ cấp thất nghiệp căn cứ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện cấp Giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (mẫu số C15-TS) theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Người lao động nộp giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính hưởng trợ cấp thất nghiệp lần sau.
– Khi người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì nộp Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu là khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tính từ tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cuối cùng trước khi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
* Lưu ý: Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo bảo hiểm xã hội Việt Nam để kịp thời có hướng chỉ đạo giải quyết.
Tóm lại, có thể thấy bảo hiểm xã hội bắt buộc là chính sách an sinh xã hội quan trọng của một quốc gia, bảo hiểm xã hội bắt buộc còn phản ảnh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém thì hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng chậm phát triển ở mức tương ứng Kinh tế càng phát triển, đời sống của người lao động được nâng cao thì nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của họ càng lớn. Thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội, trình độ tổ chức, quản lý rủi ro xã hội của nhà nước cũng ngày càng được nâng cao thể hiện bằng việc mở rộng đối tượng tham gia, quản lý được nhiều trường hợp rủi ro trên cơ sở phát triển các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.