Những điều cần lưu ý về việc ký phụ lục hợp đồng lao động? Ký phụ lục hợp đồng lao động không xác định thời hạn? Ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh thời gian của hợp đồng lao động?
Với nhiều hợp đồng chưa có nội dung cụ thể và rõ ràng thì các bên tham gia ký kết sẽ có một văn bản thèm theo bản hợp đồng đó. Thường mục đích chính là giúp bổ sung chi tiết những quy định, những điều khoản còn mập mờ, văn bản đi kèm heo này chính là phụ lục hợp đồng. Vậy những quy định về phụ lục hợp đồng như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được vấn đề này
Mục lục bài viết
1. Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
Tại Điều 22
“Điều 22.
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”
Từ định nghĩa phụ lục hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động, chúng ta có thể hiểu: Phụ lục hợp đồng là văn bản quy định chi tiết một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
2. Hiệu lực của phụ lục hợp đồng
Căn cứ vào Điều 403
“Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”
Như đã nói ở trên, phụ lục hợp đồng là một trong những văn bản có quy định rất chi tiết về thông tin của những điều khoản của hợp đồng chính vì vậy nó có mối quan hệ chặt chẽ với hợp đồng, nói đúng ra thì phụ lục hợp đồng có điều khoản không trái với hợp đồng, nếu có điều khoản trái thì với hợp đồng thì sẽ không có hiệu lực.
Ngoại trừ trường hợp hai bên có thêm thỏa thuận khác. Nghĩa là các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng thì sẽ đồng nghĩa với điều khoản trong hợp đồng đã bị sửa đổi.
Trong bất kỳ trường hợp nào mà phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì bản hợp động vẫn tiếp tục có hiệu lực, nếu hợp đồng có một phần điều khoản không hiệu lực thì một phần của phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng. Và phụ lục hợp đồng như viện dẫn nêu trên nó có hiệu lực như hợp đồng.
3. Nội dung của phụ lục hợp đồng
Theo quy định của pháp luật nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.
4. Số lần tối đa được ký phụ lục hợp đồng theo quy định pháp luật
5. Các loại phụ lục hợp đồng
Từ khái niệm phụ lục hợp đồng nêu trên thì phụ lục hợp đồng có thể chia làm hai loại:
– Phụ lục hợp đồng như một phần bổ sung cho hợp đồng chính, quy định chi tiết một số điều khoản và được lập đồng thời với hợp đồng chính. Phụ lục loại này thường quy định cụ thể về công việc thực hiện, tiêu chuẩn, số liệu, giai đoạn, ngày tháng,…theo như hợp đồng chính nhưng chi tiết và cụ thể hơn.
– Phụ lục hợp đồng để bổ sung hoặc sửa đổi một số quy định của hợp đồng đã được lập trước đó. Phụ lục loại này thường là thay đổi các nội dung của hợp đồng đã lập như: gia hạn, rút ngắn thời hạn hợp đồng, điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị theo hợp đồng, sửa đổi hoặc bổ sung một số hạng mục công việc thực hiện,…
Có nhiều cách chia phụ lục hợp đồng khác nhau, tuy nhiên khi xét theo khái niệm hiện nay phụ lục hợp đồng được chia ra làm 2 loại chính:
Loại phụ lục hợp đồng 1: Đây là loại phụ lục hợp đồng được viết ra cùng với thời gian viết hợp đồng chính thức. Với loại này nó thường quy định cụ thể về công việc, ngày tháng, hàng hóa, giai đoạn, số liệu, tiêu chuẩn… những quy định này sẽ tuân theo nguyên tắc của hợp đồng chính nhưng được viết dưới dạng cụ thể và chi tiết nhất.
Loại phụ lục hợp đồng 2: Phụ lục này được lập sau hợp đồng chính nhằm mục đích sử đổi lại một hoặc một số điều khoản thay đổi theo ý kiến của hai bên sẽ ký kết. Phụ lục hợp đồng này sẽ có hiệu lực trong việc thay đổi những nội dung như thời gian hợp đồng, gia hạn, điều chỉnh tăng – giảm, thêm điều kiện, xóa bỏ điều khoản…. Đơn giản loại phụ lục hợp đồng này sẽ có quyền sửa đổi, xóa bỏ hoặc thêm một số hạng mục cần thiết khi hai bên đã thảo luận trước khi ký hợp đồng.
Dù cả hai loại này có những nguyên tắc sử dụng riêng nhưng chúng đều có điểm chung là phụ lục hợp đồng đính kèm theo hợp đồng chính là không cần phải thực thi ký kết. Mặc dù đây là một thỏa thuận được cam kết nhưng trong tương lai sẽ không ai chắc chắn được nó sẽ có hiệu lực ý nghĩa pháp lý của nó có thể bị ‘đóng băng’ tại thời điểm thỏa thuận được ký kết với nó như một tệp đính kèm (thường được viết tắt). Thay đổi tài liệu gốc (một bản sao được đính kèm) sau đó thường không thay đổi thỏa thuận, trừ khi đây rõ ràng là ý định.
Trong một bản hợp đồng với những điều khoản, quy định rõ ràng, nhưng vẫn có nhiều trường hợp phát sinh thêm quy tắc giữa hai bên ký kết hợp đồng, thậm chí có những điều khoản sẽ bị hủy bỏ nên một bản phụ lục hợp đồng chính là yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hợp đồng.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có mua một căn hộ chung cư ở Tòa nhà chung cư Green Star. Tôi và chủ đầu tư có ký với nhau một hợp đồng mua bán căn hộ, trong quá trình thực hiện hợp đồng tôi và chủ đầu tư có sửa một số nội dung trong hợp đồng mua bán căn hộ và chủ đầu tư đã lập một Phụ lục Hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận của hai bên. Luật sư cho tôi hỏi: Phụ lục hợp đồng là gì? Và phụ lục hợp đồng có hiệu lực như Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư không?
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của công ty Luật Dương Gia. Với thắc mắc của bạn, công ty chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:
Phụ lục hợp đồng là gì? Hiệu lực của phụ lục hợp đồng được thực hiện như thế nào là vấn đề được mọi người rất quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng. Theo Điều 403
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2.Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Căn cứ quy định nêu trên thì Bộ phận tư vấn sẽ trả lời từng vấn đề bạn hỏi như sau:
– Phụ lục hợp đồng là gì? Phụ lục hợp đồng được hiểu là văn bản kèm theo Hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Vì vậy, nó là một bộ phận của Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.
– Phụ lục của hợp đồng có hiệu lực như Hợp đồng chính không?
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng chính tức là Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư của bạn. Bản phụ lục hợp đồng được xây dựng kèm theo Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư nên nó không thể áp dụng riêng rẽ mà luôn phụ thuộc và thực hiện cùng với việc thực hiện hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, nên các bên trong hợp đồng ngoài việc thực hiện đúng nội dung của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư còn phải thực hiện đúng các nội dung được thể hiện trong Phụ lục hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi. Lúc này, các bên sẽ áp dụng các điều khoản trong phụ lục hợp đồng mà không áp dụng các điều khoản trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư nữa (đối với điều khoản được xem là đã được sửa đổi trong phụ lục hợp đồng).