Hợp đồng thuê tài sản? Quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng thuê tài sản?
Hiện nay chúng ta có thể thấy việc cho thuê tài sản khá phổ biến, Cho thuê tài sản đó là sự thỏa thuận giữa các bên thuê và cho thuê với thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ ràng buộc trong hợp đồng với nhau. Theo đó mà các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ. Vậy để hiểu thêm về các quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng thuê tài sản, hãy theo dõi bài viết dưới đây của
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Hợp đồng thuê tài sản
1.1. Hợp đồng thuê tài sản là gì?
Hợp đồng là một thuật ngữ khá phổ biến và quen thuộc với chúng ta. Dựa theo quy định của pháp luật dân sự quy định thì khái niệm hợp đồng thuê tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Với những ưu điểm riêng của hợp đồng thuê tài sản nên hiện nay, nhu cầu sử dụng loại hợp đồng này ngày càng nhiều, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp.
1.2. Hình thức của hợp đồng thuê tài sản
Về hình thức của hợp đồng thuê tài sản theo quy định thì có thể được xác lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng, các bên nên lựa chọn hình thức văn bản để đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích của mình, cũng như là chứng cứ quan trọng nếu xảy ra tranh chấp.
1.3. Nội dung cơ bản của hợp đồng
Thông tin các bên: Các bên tham gia bao gồm bên thuê và bên cho thuê. Tùy từng hợp đồng mà có thể có thêm bên thứ ba bảo đảm cho bên thuê như bên bảo lãnh hoặc bên thể chấp. Thông tin các bên thông thường là thông tin cá nhân, địa chỉ. Nếu chủ thể là tổ chức thì phải ghi nhận thông tin của người đại diện theo pháp luật.
Thông tin về tài sản thuê: Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản thuê và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền thuê của bên thuê đối với tài sản thuê.
Mục đích thuê: Bên thuê nêu rõ mục đích thuê đối với tài sản thuê.
Giá thuê và phương thức thanh toán: Hai bên thảo thuận cụ thể gái thuê (có thể theo tháng hoặc giá tổng thời gian thuê). Phương thức thanh toán có thể là trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Thời gian và phương thức giao, trả tài sản: Quy định rõ ngày giao, trả tài sản thuê; Phương thức giao, trả tài sản và địa điểm giao, trả.
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Các bên tự do thỏa thuận quyền và nghĩa vụ cho mình cũng như bên còn lai, tuy nhiên cần lưu ý một số quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật dân sự quy định như: Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê; Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê; Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê; Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích;…
Các điều khoản khác:
Các bên có thể thỏa thuận một số điều khoản khác như:
– Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Các trường hợp chấm dứt hợp đồng;
– Bất khả kháng;
– Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại;
– Phương thức và cơ quan giải quyết tranh chấp;
– Sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Lưu ý:
– Tài sản thuê phải tồn tại ở dạng vật và phải là vật không tiêu hao.
– Tài sản thuê phải thuộc sở hữu của bên cho thuê, trừ trường hợp cho thuê lại;
– Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.
– Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.
2. Quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng thuê tài sản
2.1. Giá thuê và trả tiền thuê
Tại Điều 473. Giá thuê
1. Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.
Theo đó dựa trên quy định trên chúng ta cần lưu ý về giá thuê phải thực hiện theo quy định của pháp luật và theo đó thì giá thuê sẽ được áp dụng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thuê tài sản. Trong trường hợp vì một lý do nào đó các bên không thể thống nhất được giá thuê, các bên có thể thỏa thuận để giá thuê sẽ được xác định bởi một bên thứ ba do các bên thống nhất tại hợp đồng. Bên cạnh đó pháp luật quy định giá thuê sẽ do các bên tự thỏa thuận, Bộ luật Dân sự vẫn dự liệu cho trường hợp các bên không có thỏa thuận về giá thuê hoặc thỏa thuận không rõ dẫn đến các bên không thực hiện được trên thực tế. Trong các trường hợp này nếu các bên không thể thỏa thuận lại được với nhau để xác định giá thuê, giá thuê sẽ được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê theo quy định của pháp luật.
2.2. Thời hạn thuê và giao tài sản thuê
Quy định về thời hạn thuê và giao tài sản thuê được quy định tại điều 474. Thời hạn thuê như sau:
– Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
– Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải
Theo quy định trên pháp luật đã quy định thời hạn thuê, theo tính chất của hợp đồng là sự thỏa thuận thì đối với thời hạn thuê cũng vậy thời hạn thuê cũng sẽ được áp dụng theo thỏa thuận giữa các bên. Như vậy có thể thấy rằng các bên có thể tùy theo nhu cầu thuê của mình có thể thỏa thuận thời hạn thuê ngắn hoặc dài, theo các đơn vị tính thời gian như giờ, ngày, tháng hoặc năm để giao kết hợp đông thuê theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận vể thời hạn thuê, thời hạn thuê sẽ được xác định theo mục đích thuê. Ví dụ như trường hợp này mà bạn có thể gặp phải là khi chúng ta đi thuê xe. Nếu ban đầu chúng ta đã cho bên thuê xe biết bạn sử dụng xe để đi du lịch vào cuối tuần, các bên sẽ hiểu với nhau rằng thời hạn thuê xe như vậy sẽ không thể dài hơn những ngày nghỉ cuối tuần mà chúng ta dự định đi du lịch. Tuy nhiên, cũng sẽ có trường hợp các bên không thể xác định được thời hạn thuê căn cứ theo mục đích thuê.
2.3. Cho thuê lại tài sản
Hiện nay việc cho thuê lại tài sản khá phổ biến ví dụ như thuê nhà của chủ sở hữu rồi cho người khác thuê lại…vv khác với việc mua bán hoặc tặng cho tài sản, pháp luật không bắt buộc bên cho thuê tài sản phải chính là chủ sở hữu của tài sản được cho thuê. Điều này có nghĩa là bên thuê tài sản cũng có thể cho một bên thứ ba khác thuê lại tài sản mà mình đã thuê từ bên thuê ban đầu. Tuy nhiên, để đảm bảo quyển lợi của bên cho thuê ban đẩu, pháp luật có quy định việc cho thuê lại sẽ chỉ được phép tiến hành nếu được bên cho thuê ban đầu đồng ý. Việc đồng ý cho thuê lại có thể được các bên thỏa thuận trước và ghi nhận vào hợp đổng hoặc thỏa thuận sau trong quá trình các bên thực hiện hợp đổng thuê. Tại Điều 475. Cho thuê lại ” Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.”
Theo đó chúng ta có thể kết luận và lưu ý về việc cho thuê lại tài sản đó là chúng ta vẫn có thể cho một bên khác thuê, tuy nhiên điều đó phải được sự đồng ý của chủ nhà tức là bên cho thuê.
2.4. Các nghĩa vụ của bên thuê tài sản
Thứ nhất, Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê của bên cho thuê đó là trách nhiệm của bên cho thuê là phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê, bên thuê có quyền yêu cẩu bên cho thuê sửa chữa tài sản cho thuê, giảm giá thuê hoặc đổi tài sản khác.
Thứ hai, Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê được hiểu là bên thuê cũng phải có nghĩa vụ bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ đối với tài sản thuê theo quy định của pháp luật. Bên cahj đó, pháp luật không quy định cụ thể các hư hỏng nào sẽ thuộc trách nhiệm sửa chữa của bên thuê
Thứ ba, Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích được hiểu là bảo đảm được quyền lợi bên cho thuê, hạn chế được tình huống tài sản bị mất mát, hư hỏng do bên thuê sử dụng sai công năng, mục đích, đây là một cơ chế bảo vệ tài sản thuê rất hữu hiệu, trong các hợp đồng thuê, bên cho thuê cần thỏa thuận với bên thuê và ghi nhận rõ ràng mục đích sử dụng của tài sản thuê, để làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp nếu có về sau
Thứ tư, Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê được hiểu là đối với các trường hợp thời hạn thuê đã hết, nếu các bên không có thỏa thuận khác, bên thuê sẽ có nghĩa vụ trả lại tài sản thuê cho bên cho thuê theo đúng như tình trạng lúc nhận tài sản thuê, trừ hao mòn tự nhiên; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyển yêu cẩu bồi thường thiệt hại. Nếu trả tài sản chậm theo hợp đồng thì phải thực hiện phạt hợ đồng hoặc bồi thường theo quy định…vv
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng thuê tài sản” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quyd dịnh của pháp luật hiện hành.