Khái quát về hợp đồng gia công? Quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng gia công?
Hiện nay, Trên nền kinh tế đang phát triển ở nước ta, các cơ sở muốn sản xuất ra loại sản phẩm đẹp thì các doanh nghiệp thường sẽ hợp tác và liên kết với nhau để tạo ra các sản phẩm đẹp và chất lượng nhất. Một trong những các hoạt động liên kết đó phải kể đến đó chính là hợp đồng gia công. Vậy để hiểu thêm về các quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng gia công. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết nhất.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Khái quát về hợp đồng gia công
1.1. Hợp đồng gia công là gì?
Như chúng ta đã biết thì gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Tại
1.2. Đặc điểm của hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công nếu là hợp đồng song vụ thì có đặc điểm như là cả bên đặt gia công và bên nhận gia công đều có những quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, trong đó quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
Đối với trường hợp mà gia công là hợp đồng ưng thuận thì có đặc điểm về hợp đồng đó là hợp đồng gia công có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản của hợp đồng.
Còn khi gia công là loại hợp đồng có đền bù thì đặc điểm của nó chính là khi bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán tiền công cho bên nhận gia công theo thỏa thuận. Việc không có thỏa thuận không được hiểu là không có đền bù.
Từ những đặc điểm trên cho thấy hợp đồng gia công có những đặc điểm riêng so với các hợp đồng gia công trong dân sự khác về đối tượng, hình thức của hợp đồng
2. Quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng gia công
2.1. Hình thức hợp đồng gia công
Hình thức của hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật có thể được xác lập bằng miệng hoặc bằng văn bản theo sự thỏa thuận của các bên.
2.2. Đối tượng hợp đồng gia công
Thứ nhất, về hợp đồng gia công đối tượng của nó chính là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo sự thỏa thuận của các bên trong từng hợp đồng cụ thể mà đổi tượng của hợp đồng gia công sẽ là một sản phẩm theo tiêu chuẩn có tính chất chung hoặc một sản phẩm theo mẫu đã làm ra.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng gia công luôn tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể và là kết quả của quá trình lao động sản xuất của bên nhận gia công nên bên này phải tự mình tổ chức quá trình lao động, định ra phương pháp tiến hành công việc và trong quá trình gia công sản phẩm, bên nhận gia công còn phải chịu những rủi ro ngẫu nhiên xảy ra.
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng gia công chính là nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện các hoạt động gia công có thể do bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công bỏ ra theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Theo đó mà cần lưu ý tới về hợp đồng gia công dựa trên số tiền trong hợp đồng gia công mà bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công là thù lao về kết quả lao động. Vì vậy, chỉ khi nào bên đặt gia công nhận được sản phẩm là kết quả lao động từ bên nhận gia công đúng như các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng gia công mới được coi là thực hiện xong.
2.3 Trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công
Căn cứ dựa trên điều 548 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì trong trường hợp các bên không cỏ thỏa thuận khác và pháp luật không quy định khác mà rủi ro xảy ra đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó trước khi được giao cho bên đặt gia công thì bên nào là chủ sở hữu nguyên vật liệu sẽ phải chịu những rủi ro đối với nguyên liệu, bên gia công phải chịu rủi ro về các chi phí tạo ra sản phẩm. Ngoài ra, trách nhiệm đối với rủi ro được xác định cho các bên như sau (trong trường họp không có thỏa thuận khác):
Theo quy định tại điều 548 Bộ luật dân sự 2015 thì khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu của bên nhận gia công, nếu bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công theo quy định của pháp luật.
2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công.
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công:
Thứ nhất, bên đặt gia công sẽ có quyền nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng theo quy định và sản phẩm phải đúng chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
Thứ hai, bên nhận gia công sẽ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện họp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng họp đồng theo quy định của pháp luật
Thứ ba, Bên nhận gia công có nghĩa vụ trong trường hợp sản phẩm gia công không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm nhưng yêu cầu sửa chữa mà bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thoả thuận thì trường hợp này bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thứ tư, Nếu như bên nhận gia công chậm giao sản phẩm, thì bên đặt gia công có thể gia hạn. Theo đó thì khi mà hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc, thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thứ năm, trong các trường hợp nếu như đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, nếu các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng. Theo đó nếu không có thoả thuận về mức tiền công mà có tranh chấp, thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.
Ngoài ra pháp luật quy định bên đặt gia công sẽ không có quyền giảm tiền công trong các trường hợp cụ thể và đối với các trường hợp nếu như sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công đã cung cấp không đạt chất lượng. Theo đó thì pháp luật quy định bên đặt gia công phải cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng và cung cấp đúng chất lượng, thời hạn và địa điểm cho bên nhận gia công; cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công; chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng, trừ trường họp các bên có thỏa thuận khác.
Quyền và nghĩa vụ của bển nhận gia công:
– Theo quy định tại bộ luật dân sự 2015 quy định thì bên nhận gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
– Bên nhận gia công có quyền thực hiện yêu cầu bên nhận gia công phải thực hiện nghĩa vụ đó làtrả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận; yêu cầu bên đặt gia công nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận của các bên. Ngoài ra bên nhận gia công có quyền từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công biết về việc từ chối chỉ dẫn của mình và có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu việc tiếp tục thực hiện không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, bên nhận gia công phải báo trước cho bên đặt gia công một thời gian hợp lý và không được đòi tiền công về công việc đã thực hiện, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
Về nghĩa vụ thì bên nhận gia công cần thực hiện nghĩa vụ theo quy định như bên nhận gia công phải bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp; báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác nếu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; bên nhận gia công có quyền từ chối thực hiện gia công nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội; nếu bên nhận gia công không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đã tạo ra và phải giao sản phẩm đúng chất lượng, số lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm mà các bên đã thỏa thuận, giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm đã tạo ra. Nếu bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm, thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công biết. Nghĩa vụ giao sản phẩm cũng được coi là hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt gia công đã được
Ngoài ra một nghĩa vụ quan trọng của bên nhận gia công đó là bên nhận gia công phải chịu rủi ro nếu nguyên vật liệu để gia công sản phẩm là của mình và phải chịu những chi phí phát sinh, phải bồi thường thiệt hại nếu chậm giao sản phẩm, đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nếu thực hiện công việc bàng nguyên vật liệu của mình. Bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công (nếu có) sau khi hoàn thành hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng gia công và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.