Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng pháp luật quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng. Vậy hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện của cá nhân, tổ chức
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng:
Theo nguồn tin hiện nay, không phải tất cả hàng hóa trên thị trường được người dung sử dụng là tất cả loại hàng có chất lượng như các bên đã thoả thuận, giao kết với nhau. Có thể, trong những loại hàng hóa giao kết đó có thể phát sinh những khiếm khuyết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những tính năng, công dụng và đặc biệt là mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Nhằm để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng thì Luật bảo vệ người tiêu dùng đưa ra vấn đề để trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo hành hàng hóa, phụ kiện, linh kiện.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện trong việc sửa chữa, thay thế hoặc hoàn trả hàng hóa, phụ kiện, linh kiện đối với khách hàng trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đó được các bên thỏa thuận bảo hành hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định hiện nay:
– Dựa vào thỏa thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định bắt buộc bảo hành trong những trường hợp nhất định để làm cơ sở phát sinh trách nhiệm bảo hành.
– Trách nhiệm để bảo hành thông thường chỉ áp dụng đối với hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đối với loại hàng hóa hữu hình.
– Trách nhiệm về việc bảo hành được xác lập trong một thời hạn nhất định.
1.1. Quy định trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện:
Theo quy định về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 về việc hàng hóa, linh kiện có bảo hành thì tổ chức, cá nhân có những trách nhiệm như sau:
– Thực hiện nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp một cách đầy đủ;
– Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian để thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;
– Ngoài ra, trong quá trình bảo hành, cơ quan tổ chức phải cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận.
– Trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi thì đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng.
– Trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng;
– Phải chịu chi phí sửa chữa, linh kiện, phụ kiện, vận chuyển hàng hóa, đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;
– Trong cả trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành thì cá nhân, tổ chức kinh doanh mặt hàng này chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng;
1.2. Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo hành cho người tiêu dùng:
Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
– Nhãn hàng hóa là yếu tố quan trọng mà dựa vào đó người tiêu dùng cần nắm bắt được trước khi quyết định mua hoặc sử dụng hàng hóa, trên nhãn hàng hóa có chứa các thông tin như tên hàng hóa, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ của hàng hóa do đó tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng hoặc bằng các hình thức khác tại nơi giao dịch, nơi chào bán hàng hóa về việc niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ
– Nhằm tránh cho người tiêu dùng những thiệt hại không đáng có do sự thiếu thông tin đem đến sản phẩm do đó tổ chức, cá nhân phải cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa nhất định.
– Các thông tin mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hiện nay thường né tránh không cung cấp cho người tiêu dùng vì nếu người tiêu dùng biết rõ về tình trạng không có linh kiện thay thế trước khi mua hàng hóa thì họ sẽ cân nhắc kỹ càng hơn về việc có quyết định mua hay không mua hàng hóa đó tuy nhiên cá nhân, tổ chức phải cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa:
– Hướng dẫn sử dụng là thông tin vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng để đảm bảo quá trình sử dụng thực hiện được hết chứng năng của sản phẩm do đó cá nhân, tổ chức kinh doanh cung cấp hướng dẫn sử dụng, điều kiện, thời hạn , địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành:
– Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch: Đối với hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, người tiêu dùng không thể thỏa thuận được với tổ chức, cá nhân, kinh doanh mà bắt buộc phải đồng ý với những điều kiện, hợp đồng đó. Chính vì lý do này mà người tiêu dùng có thể phải chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình mua bán sản phẩm với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải cung cấp thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với người tiêu dùng.
2. Quy định về quyền yêu cầu bảo hành và nghĩa vụ bảo hành?
– Căn cứ tại Điều 446 Bộ luật dân sự 2015 về việc bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, thường gọi là thời hạn bảo hành, nếu trường hợp việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
– Cũng tại Điều 447 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trong thời hạn bảo hành, nếu trường hợp bên mua phát hiện được hàng hóa có khuyết tật thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa mà không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
– Từ những quy định trên có thể thấy nghĩa vụ bảo hành là một trong các nghĩa vụ đi kèm để bảo đảm chất lượng của tài sản mua bán. Bên cạnh đó, nghĩa vụ bảo hành hàng hóa cũng được quy định tại Điều 49
+ Đối với hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn mà các bên đã thỏa thuận.
+ Bên bán thực hiện nghĩa vụ bảo hành sản phẩm trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
+ Tất cả chi phí về việc bảo hành bên bán phải chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
4. Mức phạt hành chính hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa:
Mức phạt hành chính hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa được quy định tại Điều 56 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cụ thể mức phạt vi phạm như sau:
– Đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
+ Trường hợp không cung cấp cho người tiêu dùng Giấy tiếp nhận bảo hành trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành;
+ Trong thời gian thực hiện bảo hành nếu không cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc không có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận;
+ Trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi mà không đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng;
+ Trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ 03 lần trở lên trong thời hạn bảo hành tuy nhiên vẫn không khắc phục được lỗi mà không đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng;
+ Không trả chi phí vận chuyển , sửa chữa hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;
+ Thực hiện không đúng, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đã cam kết với người tiêu dùng;
+ Từ chối trách nhiệm đối với việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng trong trường hợp đã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.
– Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng .
– Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng .
– Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng .
– Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng .
– Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng .
– Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 2.000.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 ;
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.