Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ quyền hạn của Biên tập viên được quy định rõ tại Luật xuất bản. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Quy định tiêu chuẩn của Biên tập viên:
1.1. Biên tập viên hạng I:
Thứ nhất, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Phải thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành.
– Am hiểu các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, công nghệ và vận dụng có hiệu quả vào việc biên tập.
– Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực chuyên ngành phụ trách.
– Có sự am hiểu, nắm vững tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực trong nước và thế giới.
Thứ hai, về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản nếu như không có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí, xuất bản.
+ Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
+ Có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021.
+ Đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc;
+ Có chứng chỉ hành nghề biên tập viên.
Thứ ba, quy định về việc dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên tập viên hạng I:
Để được dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên tập viên hạng I, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II hoặc tương đương phải đạt tối thiểu 06 năm (đạt đủ 72 tháng).
– Nếu như có thời gian tương đương: đảm bảo ít nhất 01 năm (đạt đủ 12 tháng) phải giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
– Đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 02 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương trở lên; hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức trong khoảng thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II hoặc tương đương, hoặc;
– Chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
1.2. Biên tập viên hạng II:
Thứ nhất, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành.
– Đối với các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, công nghệ phải có sự am hiểu và từ đó vận dụng được vào việc biên tập một cách có hiệu quả.
– Đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành hay những thành tựu mới, các sự kiện quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội phải nắm vững.
– Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
– Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Thứ hai, về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản nếu như chưa có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí.
– Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị.
– Có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên.
– Có chứng chỉ hành nghề biên tập viên.
Thứ ba, trường hợp viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên tập viên hạng II phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
– Thời gian đáp ứng phải tối thiểu 09 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc) giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III hoặc tương đương.
– Nếu như có thời gian tương đương phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III.
– Đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 01 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức, hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III hoặc tương đương.
1.3. Biên tập viên hạng III:
Thứ nhất, về tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn:
– Đối với các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, công nghệ phải có hiểu biết, từ đó vận dụng có hiệu quả vào việc biên tập.
– Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
– Sử dụng được ngoại ngữ.
– Sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
– Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành phải nắm vững.
– Nắm vững các thông tin về những thành tựu mới, các sự kiện quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Thứ hai, tiêu chuẩn, điều kiện về trình độ đào tạo:
– Bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí, xuất bản.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản trong trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí, xuất bản.
2. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Biên tập viên:
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-VPQH 2018 Luật xuất bản quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên như sau:
Thứ nhất, biên tập viên có nhiệm vụ sau đây:
– Sẽ thực hiện biên tập bản thảo.
– Đối với những tác phẩm, tài liệu chưa được phát hành phải có trách nhiệm giữ kín, không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản đó.
– Đối với phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập phải chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật.
Thứ hai, biên tập viên có quyền:
– Những bản thảo tác phẩm hoặc tài liệu có nội dung vi phạm quy định thì được quyền từ chối biên tập. Đồng thời thực hiện báo cáo bằng văn bản với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản.
– Đối với những xuất bản phẩm do mình biên tập sẽ được quyền đứng tên.
– Được quyền tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức.
3. Biên tập viên phải có chứng chỉ hành nghề biên tập:
Theo quy định của luật xuất bản, để hành nghề thì biên tập viên phải cố chứng chỉ hành nghề biên tập. Theo đó hồ sơ cấp chứng chỉ bao gồm;
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập (theo mẫu).
– Các văn bằng theo quy định (bản sao có chứng thực).
– Sơ yếu lý lịch (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
4. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập của biên tập viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp/ Cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập
Kính gửi: Cục Xuất bản, In và Phát hành
Họ và tên: ……….
Số định danh cá nhân hoặc số giấy chứng minh nhân dân:…….
Chỗ ở hiện nay:………..
Điện thoại: …….. Email ( nếu có): ………….
Đơn vị công tác:………
Số chứng chỉ đã được cấp (đối với trường hợp cấp lại):…….cấp ngày………
Lý do đề nghị cấp lại (bị mất, hư hỏng hoặc bị thu hồi):…………
Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp chứng chỉ hành nghề biên tập cho tôi.
Kèm theo đơn này 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
STT | Thành phần | Bản sao có chứng thực | Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) |
1 | Bản chính Sơ yếu lý lịch (đối với trường hợp cấp mới) |
|
|
2 | 02 ảnh (cỡ 03 x 04 cm) |
|
|
3 | Giấy Chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ biên tập (đối với trường hợp cấp mới) |
|
|
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Xác nhận
| ……, ngày……tháng……năm..… NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ, tên) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-VPQH 2018 Luật xuất bản.
Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.