Quy định thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường? Quy định thủ tục giải thể nhà trường?
Đa phần thì những thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể được nhắc đến thì mọi người đều nghĩ ngày đến các thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể doanh nghiệp. tuy nhiên trong nội dung bài viết này tác giả lại phân tích nội dung liên quan đến thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể trường học theo như quy định của pháp
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 51
Trình tự thủ tục:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ hợp lệ. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Giáo dục và Đào tạo) hoặc qua hệ thống bưu chính.
Bước 2:
– Ủy ban nhân dân đối với trường học, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Giáo dục và Đào tạo tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.
– Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức cá nhân.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu chưa quyết định thành lập, cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả: Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Giáo dục và Đào tạo tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).
Thành phần hồ sơ:
– Tờ trình đề nghị cho phép sáp nhập, chia tách nhà trường. Tờ trình cần nêu rõ sự cần thiết sáp nhập, chia tách của nhà trường; tên nhà trường; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường sau khi sáp nhập, chia tách;
– Đề án sáp nhập, chia tách nhà trường. Đề án gồm các nội dung: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; xác định nguồn gốc sử dụng hợp pháp đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường trong từng giai đoạn. Đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong 03 (ba) năm đầu sáp nhập, chia tách nhà trường và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường trong từng giai đoạn;
– Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Văn bản phù hợp với pháp luật hiện hành xác định nguồn gốc đất hoặc chủ trương giao đất, mượn đất hoặc
– Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và sơ đồ thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở) bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc giáo dục.
Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc. Trong đó:
– Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và các điều kiện thực tế để sáp nhập, chia tách nhà trường theo quy định, trình UBND huyện;
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cho phép sáp nhập, chia tách hay không cho phép sáp nhập, chia tách.
Đối tượng thực hiện: Người đại diện cộng đồng dân cư đứng tên xin phép sáp nhập, chia tách nhà trường
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền Quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện;
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo;
– Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn có liên quan.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép sáp nhập, chia tách nhà trường của Chủ tịch UBND.
2. Quy định thủ tục giải thể nhà trường
Trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục năm 2019 có quy định về việc nhà trường bị giải thể trong trường hợp như: vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường. Hay là khi nhà trường đã hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục theo như quy định của pháp luật giáo dục hiện hành mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ. Bên cạnh đó nêu như mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội thì nhà trường cũng sẽ bị giải thể theo như quy định của pháp luật hiện hành. Còn đối với những nhà trường không bảo đảm chất lượng giáo dục theo như quy định của pháp luật hiện hành thì chắc chắt sẽ bị giải thể.
Và hoạt động giải thể nhà trường sẽ được thực hiện theo trình tự và thủ tục như sau
Bước 1: Tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ có nhu cầu giải thể, nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân thành phố.
Trong trường hợp có phát hiện hoặc báo cáo của cơ quan, tổ chức hay cá nhân về việc nhà trường, nhà trẻ có hành vi vi phạm một trong những trường hợp quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, tiến hành kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ giải thể, thông báo cho nhà trường, nhà trẻ tư thục và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, trong đó phải nêu rõ lý do giải thể;
Bước 2: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định giải thể hay không giải thể nhà trường, nhà trẻ tư thục.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ tư thục.
Thành phần hồ sơ:
Trong trường hợp có phát hiện hoặc báo cáo của cơ quan, tổ chức hay cá nhân về việc nhà trường, nhà trẻ có hành vi vi phạm:
– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân thành phố;
– Biên bản kiểm tra;
– Tờ trình đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ của phòng giáo dục và đào tạo, trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể, kèm theo các chứng cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ vi phạm một trong những trường hợp quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 10 quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.
Trong trường hợp tổ chức cá nhân có nhu cầu giải thể:
– Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ. Tờ trình cần nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên sau khi nhà trường, nhà trẻ tư thục bị giải thể; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ tư thục.
Như vậy, để có thể tiến hành thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường thì các chủ thể của nhà trường muốn thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác khi thực hiện việc thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường này theo như quy định của pháp Luật Giáo dục hiện hành.