Khi xây dựng công trình phải có giấy phép xây dựng do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Vậy quy định thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà tạm mới nhất như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà tạm:
1.1. Được hiểu như thế nào là nhà tạm:
Hiện nay, các văn bản pháp luật về lĩnh vực xây dựng và những văn bản pháp luật khác có liên quan, chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ hay giải thích rõ thế nào là nhà tạm. Tuy nhiên, tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung 2020 có quy định công trình xây dựng tạm chính là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ cho các mục đích sau:
+ Công trình xây dựng tạm phục vụ cho thi công xây dựng công trình chính;
+ Công trình xây dựng tạm sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc những hoạt động khác trong thời gian tồn tại của công trình tạm do cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đó chính là:
++ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận hoặc;
++ Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
Như vậy, có thể hiểu nhà tạm chính là công trình được xây dựng có thời hạn để phục vụ các mục đích sau:
– Nhà tạm để phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
– Nhà tạm để phục vụ sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác.
Đúng với cái tên của nó: “nhà tạm”, pháp luật quy định nhà tạm phải được phá dỡ khi:
– Đã đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng;
– Hết thời gian tồn tại của công trình.
Theo đó, nhà tạm không được sử dụng mãi mãi mà sẽ phải tháo dỡ theo đúng điều kiện mà pháp luật quy định.
Chủ đầu tư được đề nghị một trong các cơ quan có thẩm quyền sau chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng nhà xây dựng tạm để phục vụ thi công xây dựng công trình chính nếu công trình nhà tạm đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các điều kiện để Chủ đầu tư xin cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng nhà xây dựng tạm đó là công trình nhà tạm phải:
– Phù hợp với quy hoạch;
– Bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.
1.2. Quy định thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà tạm:
Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 có quy định những công trình xây dựng buộc phải có giấy phép xây dựng do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo đúng trình tự quy định của Luật Xây dựng hiện hành. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mà pháp luật quy định nếu thuộc vào một trong các trường hợp đó sẽ được miễn giấy phép xây dựng, cụ thể những trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Xây dựng 2020. Trong các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm có cả trường hợp xây nhà tạm. Cụ thể, xây nhà tạm phục vụ các mục đích sau thì sẽ được miễn giấy phép xây dựng (nghĩa là chủ đầu tư sẽ không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng):
+ Xây nhà tạm phục vụ cho thi công xây dựng công trình chính;
+ Xây nhà tạm sử dụng cho việc:
++ Tổ chức các sự kiện;
++ Hoạt động khác trong thời gian tồn tại của công trình tạm do chính ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
Mặc dù việc xây nhà tạm phục vụ các mục đích trên không phải xin giấy phép xây dựng nhưng Chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng sẽ phải thực hiện các hoạt động sau:
– Tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
– Thực hiện xây dựng công trình nhà tạm.
Lưu ý rằng:
– Trường hợp công trình nhà tạm có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thì thiết kế xây dựng công trình nhà tạm đó phải được:
+ Thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn;
+ Gửi cho cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.
– Riêng đối với công trình nhà tạm sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc sử dụng cho các hoạt động khác thì phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về:
+ Địa điểm công trình nhà tạm;
+ Quy mô xây dựng công trình nhà tạm;
+ Thời gian tồn tại của công trình nhà tạm.
2. Điều kiện để được xây dựng nhà tạm:
Điều kiện để xây dựng nhà tạm bao gồm:
– Nhà tạm phải là nhà ở riêng lẻ và chỉ được sử dụng trong thời hạn nhất định;
– Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng và được chính các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa được thực hiện hoặc chưa có quyết định thu hồi đất từ cơ quan có thẩm quyền;
– Nhà tạm phải phù hợp với quy mô do UBND cấp tỉnh đã quy định hạ tầng khu vực, thời gian tồn tại của công trình nhà tạm theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu đã được phê duyệt trước đó;
– Nhà thầu hoặc chủ đầu tư phải cam kết thực hiện phá dỡ công trình nhà tạm ngay khi đã hết thời hạn tồn tại đã ghi trong giấy phép, nếu như không tự phá dỡ thì sẽ bị cưỡng chế và chịu mọi mức phí cho việc cưỡng chế phá dỡ;
– Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
– Bảo đảm an toàn cho các công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn về hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm về khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và những công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
– Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, những quy định của pháp luật về sử dụng các vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm được an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác;
– Hộ gia đình được tự thiết kế nhà tạm mà có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc là nhà tạm dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với tổng thể quy hoạch xây dựng được duyệt và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng của thiết kế, tác động của công trình xây dựng nhà tạm đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
3. Chủ đầu tư có được sử dụng công trình xây dựng tạm (nhà tạm) khi công trình chính đã được sử dụng:
Căn cứ khoản 4 Điều 131 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung 2020 có quy định công trình xây dựng tạm buộc phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào quy trình khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. Chủ đầu tư được quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm để phục vụ cho thi công xây dựng công trình chính nếu như công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm được các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những quy định của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên thì đối với nhà tạm để phục vụ cho thi công xây dựng công trình chính phải được phá dỡ khi mà đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc là khi hết thời gian tồn tại của công trình nhà tạm. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư có yêu cầu việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình nhà tạm phục vụ cho thi công xây dựng công trình chính thì chủ đầu tư phải đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận việc được tiếp tục khai thác sử dụng công trình nhà tạm đó, nhưng công trình nhà tạm phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
– Công trình nhà tạm phục vụ cho thi công xây dựng công trình chính phù hợp với quy hoạch;
– Công trình nhà tạm phục vụ cho thi công xây dựng công trình chính bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực;
– Công trình nhà tạm phục vụ cho thi công xây dựng công trình chính bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ;
– Công trình nhà tạm phục vụ cho thi công xây dựng công trình chính bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
– Công trình nhà tạm phục vụ cho thi công xây dựng công trình chính bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật có liên quan.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng 2014;
– Luật Xây dựng 2020.