Quy định về thụ lý vụ án? Quy định thông báo về việc thụ lý vụ án trong tố tụng dân sự? Quy định thông báo về việc thụ lý vụ án có yếu tố nước ngoài trong tố tụng dân sự?
Trong các quan hệ pháp luật thuộc sự điều chỉnh của luật dân sự, khi các bên có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ với nhau thì có thể thực hiện việc khởi kiện. Sau khi nộp đơn khởi kiện cho
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Quy định về thụ lý vụ án?
Thụ lý vụ án theo quy định của luật tố tụng thì được hiểu là việc Tòa án bắt đầu tiếp nhận một vụ việc để xem xét và giải quyết. Thụ lý vụ án dân sự được hiểu là việc tòa dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự đề nghị xem xét giải quyết một vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, cơ quan.
Thụ lý vụ án được quy định tại Điều 195
– Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo của người khởi kiện, Thẩm phán sẽ tiến hành xem xét đơn và các chứng cứ, tài liệu liên quan, nếu Thẩm phán xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí và tiến hành các thủ tục tố tụng khác.
– Sau khi tiến hành nhận đơn khởi kiện và xem xét đơn thì Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí.
Án phí được hiểu là khoản chi phí mà đương sự phải nộp về xét xử một vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Án phí có nhiều loại như án phí hình sự, án phí dân sự, án phí kinh tế, án phí lao động, án phí hành chính…An phí trong trường hợp này là án phí dân sự. Mục đích của án phí này là nhằm quy định một khoản phí khi thực hiện kiện tụng, tiền thu theo quy định của pháp luật trong mỗi vụ án mà tòa án giải quyết để nộp vào ngân sách nhà nước nhằm bù đắp lại chi phí của nhà nước. Mức án phí đối với từng loại án tùy theo cấp xét xử sơ thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm, phúc thẩm mà pháp luật nước ta có quy định người phải chịu mức án phí án phí nào, người được miễn, được giảm và nộp tạm ứng án phí trước khi vụ án được đưa ra xét xử nhằm đảm bảo cho quá trình xét xử. Tòa án phải quyết định và ghi vào bản án các vấn đề về án phí mức phải nộp, người phải chịu án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án để Tòa án tiến hành thủ tục tố tụng tiếp theo.
– Sau khi người phải nộp án phí đã nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án.
– Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo mà không cần phải thông báo về việc tạm ứng án phí.
2. Quy định thông báo về việc thụ lý vụ án trong tố tụng dân sự?
Thông báo về việc thụ lý vụ án được quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Sau khi tiến hành thụ lý vụ án, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý thì Thẩm phán có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án để những người có quyền và lợi ích liên quan biết được việc thụ lý.
Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án để không đương sự, chính quyền và những người khác được biết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
– Văn bản thông báo thụ lý vụ án phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
+ Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện;
+ Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
+ Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn;
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
+ Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có);
+ Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện.
Các nội dung trên vừa là nội dung cơ bản vừa là nội dung bắt buộc cho một thông báo thụ lý, thông báo thụ lý phải đầy đủ các nội dung trên để người được thông báo thụ lý nắm bắt được thông tin của vụ án, nội dung khởi kiện.
Trường hợp trước đó nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì khi gửi thông báo thụ lý vụ án thì Tòa án sẽ kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp để nguyên đơn được tiếp cận với chứng cứ vụ án.
3. Quy định thông báo về việc thụ lý vụ án có yếu tố nước ngoài trong tố tụng dân sự?
Đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Thông báo về việc thụ lý, ngày mở phiên họp, phiên tòa được quy định tại Điều 476 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án cho các bên liên quan:
Cụ thể thông báo thụ lý vụ án phải được nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (phiên họp hòa giải), mở lại phiên họp hòa giải, mở phiên tòa và mở lại phiên tòa trong văn bản thông báo thụ lý vụ án cho đương sự ở nước ngoài để các đương sự được biết về việc thụ lý vụ án.
– Thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải được xác định như sau:
+ Phiên họp hòa giải: sau khi có thông báo thụ lý thì phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định rõ trường hợp mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) thì ngày mở phiên họp này được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng;
+ Phiên tòa: về thời gian mở phiên tòa thì Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án.
Trường hợp nếu mở lại phiên tòa thì ngày mở lại phiên tòa được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng, trừ trường hợp Tòa án không nhận được văn bản thông báo về kết quả tống đạt cũng như lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự ở nước ngoài và đến ngày mở phiên tòa đương sự ở nước ngoài không có mặt, không có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ thì Tòa án hoãn phiên tòa.
– Yêu cầu về thông báo thụ lý việc dân sự: Đối với việc dân sự được gửi lên Tòa án thì Tòa án phải gửi thông báo thụ lý việc dân sự đến các đương sự, yêu cầu đối với thông báo thụ lý việc dân sự cần nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp, mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự trong văn bản thông báo thụ lý việc dân sự cho đương sự ở nước ngoài.
Đối với phiên hòa giải việc dân sự thì phiên họp phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý việc dân sự.
Trường hợp nếu mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự thì ngày mở phiên họp sẽ được ấn định cách ngày mở phiên họp lần đầu chậm nhất là 01 tháng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến thụ lý vụ án, thủ tục liên quan đến thụ lý vụ án, thông báo thụ lý vụ án cũng như yêu cầu đối với việc thông báo thụ lý vụ án và các nội dung khác cố liên quan.