Trong thời gian vừa qua, tình trạng lái xe ô tô làm việc quá sức dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông kinh hoàng gây ra nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô để đảm bảo an toàn về người và tài sản trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 65 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định cụ thể về thời gian làm việc của người lái xe ô tô. Theo đó:
– Thời gian làm việc của người lái xe ô tô theo quy định của pháp luật hiện nay không được phép vượt quá 10h/ngày và không được lái xe liên tục vượt quá 4h;
– Người vận tải và người lái xe ô tô cần phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về thời gian làm việc của người lái xe ô tô.
Như vậy, người lái xe ô tô có thời gian làm việc tối đa như sau:
– Không được làm việc quá 10h trong một ngày;
– Không được lái xe liên tục quá 4h.
2. Người lái xe ô tô điều khiển xe quá thời gian quy định thì bị xử phạt thế nào?
Cần phải tuân thủ đầy đủ thời gian lái xe và thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô. Người lái xe ô tô điều khiển xe quá thời gian quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật vì hành vi này có thể gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông không mong muốn. căn cứ theo quy định tại Điều 23 của
– Vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm, các loại hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ, vận chuyển các loại động vật và hàng hóa khác có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;
– Chở người trên mui xe, nóc xe, chở người trong khoang chở hành lý của phương tiện;
– Có hành vi hành hung hành khách dưới bất kỳ hình thức nào;
– Điều khiển phương tiện xe ô tô vượt quá thời gian quy định, vượt quá thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, cụ thể là tại Điều 65 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019;
– Điều khiển phương tiện tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách tuy nhiên không gắn thiết bị giám sát camera hành trình của phương tiện theo quy định của pháp luật, hoặc có gắn các thiết bị giám sát hành trình của phương tiện đó tuy nhiên thiết bị này không hoạt động theo quy định của pháp luật và không sử dụng các biện pháp kĩ thuật và các trang thiết bị ngoại vi, hoặc sử dụng các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của các thiết bị giám sát camera hành trình của phương tiện ô tô;
– Điều khiển phương tiện cho hành khách liên vận quốc tế tuy nhiên không có ký hiệu phân biệt quốc gia hoặc không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia, phù hiệu liên vận quốc tế theo quy định của pháp luật, hoặc có phù hiệu liên vận quốc tế tuy nhiên phù hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ. Theo đó, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với các đối tượng là cá nhân, phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các đối tượng đã tổ chức được xác định là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm như sau:
– Thuê, mượn linh kiện, mượn phụ kiện của phương tiện ô tô khác để đi kiểm định;
– Đưa phương tiện cơ giới, xe máy chuyên dùng có giấy chứng nhận hoặc có tem kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường tuy nhiên đã hết thời hạn sử dụng trong khoảng thời gian dưới 30 ngày tham gia giao thông;
– Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định cụ thể tại điểm b khoản 4 Điều 24 hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông);
– Giao phương tiện hoặc để cho người làm công phải người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23, thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 24, hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23, điểm b khoản 5 Điều 24 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông).
Theo đó, người lái xe ô tô điều khiển phương tiện xe ô tô chở hành khách, điều khiển phương tiện xe ô tô chở người và các loại xe tương tự khác quá thời gian quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng. Riêng đối với trường hợp chủ phương tiện ô tô giao xe cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện quá thời gian quy định còn có thể bị phạt tiền như sau:
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với đối tượng vi phạm là cá nhân;
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các đối tượng vi phạm là tổ chức.
3. Người lái xe ô tô tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định, người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản như sau:
– Người điều khiển phương tiện xe ô tô tham gia giao thông đường bộ cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;
– Người điều khiển phương tiện khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ cần phải mang theo các loại giấy tờ như sau:
+ Giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, giấy phép lái xe đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới;
+ Giấy chứng nhận kiểm định đá ứng đầy đủ điều kiện về an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện xe cơ giới.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.
THAM KHẢO THÊM: