Vận tải đường thủy nội địa đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một phương thức để vận chuyển khối lượng hàng hóa và hành khách lớn, đồng thời tạo điều kiện việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ quốc phòng an ninh. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa:
Trước hết, thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa là vấn đề quan trọng. Căn cứ theo Điều 12 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2019 có quy định về báo hiệu đường thủy nội địa. Theo đó:
- Báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có thể kể đến như phao, biển báo, đèn hiệ và các thiết bị phụ trợ phục vụ cho quá trình báo hiệu đường thủy nội địa nhằm mục đích hướng dẫn các phương tiện giao thông lưu thông trên đường thủy nội địa một cách an toàn và thuận lợi;
- Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa sẽ bao gồm các loại như sau: Báo hiệu đường thủy nội địa dẫn luồng để nhằm mục đích chỉ giới hạn luồng hoặc chỉ hướng tàu di chuyển, báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để phân biệt nơi có chướng ngại vật/vị trí nguy hiểm khác trên luồng giao thông, báo hiệu thông báo chỉ dẫn nhằm mục đích thông báo cấm/thông báo hạn chế/hoặc nhằm mục đích chỉ dẫn các tình huống có liên quan trong quá trình lưu thông của phương tiện;
- Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý bắt buộc phải lắp đặt hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa đó;
- Chủ công trình, các tổ chức/cá nhân gây ra vật chướng ngại trên tuyến đường thủy nội địa cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ lắp đặt biển báo hiệu đường thủy nội địa, cần phải lắp đặt biển báo hiệu kịp thời, duy trì hệ thống biển báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc trong suốt thời gian tồn tại chướng ngại vật đó;
- Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về báo hiệu đường thủy nội địa.
Để thiết lập thỏa thuận báo hiệu đường thủy nội địa, cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ thỏa thuận thiết lập báo hiệu. Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 29 của Nghị định 08/2021/NĐ-CP quản lý hoạt động đường thủy nội địa, có quy định về thành phần hồ sơ thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa. Bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
- Đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 22 tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2021/NĐ-CP quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
- Sơ đồ dự kiến vị trí báo hiệu đường thủy nội địa.
Đồng thời, quá trình thiết lập thỏa thuận báo hiệu đường thủy nội địa cũng cần phải tuân thủ một số nội dung nhất định. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Nghị định 08/2021/NĐ-CP quản lý hoạt động đường thủy nội địa, có quy định về nội dung thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa. Bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Vị trí báo hiệu đường thủy nội địa;
- Số lượng, kích thước báo hiệu đường thủy nội địa;
- Loại báo hiệu đường thủy nội địa.
2. Thủ tục thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa:
Quy trình thủ tục thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa đang được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 08/2021/NĐ-CP quản lý hoạt động đường thủy nội địa. Theo đó, báo hiệu sau đây bắt buộc phải thỏa thuận trước khi thiết lập:
- Báo hiệu phân luồng chuyên dùng các phương tiện đường thủy nội địa;
- Báo hiệu công trình căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 08/2021/NĐ-CP quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Theo đó, thẩm quyền thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa sẽ thuộc về các cơ quan có thẩm quyền như sau:
- Chi cục đường thủy nội địa khu vực là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thiết lập thỏa thuận báo hiệu đường thủy nội địa đối với luồng chuyên dùng nối với các loại luồng quốc gia, các công trình, các khu vực hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng đối với tuyến đường thủy nội địa quốc gia, ngoại trừ trường hợp báo hiệu được thiết lập tại bến cảng hoặc báo hiệu được thiết lập tại bến thủy nội địa;
- Sở giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thiết lập thỏa thuận báo hiệu đối với luồng chuyên dùng nối trực tiếp với luồng địa phương, các công trình và khu vực hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa tại địa phương, hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối trực tiếp với đường thủy nội địa tại địa phương.
Theo đó, quy trình, trình tự thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân muốn thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ có thể được gửi trực tiếp hoặc gửi thông qua dịch vụ bưu chính hoặc cũng có thể gửi thông qua các hình thức phù hợp khác đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phân tích nêu trên.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có
3. Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 08/2021/NĐ-CP quản lý hoạt động đường thủy nội địa, có quy định về vấn đề thiết lập và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa. Theo đó, thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa là khái niệm để chỉ các cơ quan, cá nhân lắp đặt và xây dựng báo hiệu trên đường thủy nội địa phải lắp đặt và xây dựng các công trình, xây dựng các loại chướng ngại vật, tại những nơi có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông đường thủy nội địa. Báo hiệu đường thủy nội địa được thiết lập bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam. Chi phí thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa sẽ tuân thủ theo điều luật như sau:
- Kinh phí thích lập, kinh phí duy trì hệ thống đối với báo hiệu đường thủy nội địa trên tuyến quốc gia, tuyến địa phương sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo chi trả theo sự phân cấp ngân sách cho từng cơ quan nhất định;
- Kinh phí phục vụ cho quá trình thiết lập, duy trì hệ thống báo hiệu trên các tuyến chuyên dùng sẽ do các tổ chức và cá nhân chuyên dùng tự chi trả theo quy định của pháp luật;
- Kinh phí phục vụ cho quá trình thiết lập, duy trì biển báo hiệu đường thủy nội địa tại các công trình, tại các chướng ngại vật, và các khu vực hoạt động khác sẽ cho chủ công trình, chủ chướng ngại vật, do các tổ chức và cá nhân tổ chức hoạt động đó chi trả theo quy định của pháp luật;
- Đối với các biển báo hiệu công trình đường thủy nội địa được đặt tại các công trình giao thông, các công trình giao thông này có sử dụng nguồn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, sau khi đã hoàn thành đầy đủ quá trình thiết lập biển báo hiệu đường thủy nội địa, chủ đầu tư bắt buộc phải thực hiện thủ tục bàn giao tài sản là biển báo hiệu đường thủy nội địa đó cho cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý/bảo trì theo quy định của pháp luật;
- Đối với các biển báo hiệu đường thủy nội địa tại công ty được đầu tư bằng nguồn vốn thuộc phạm vi quản lý của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, được thực hiện trên tuyến đường thủy nội địa tại địa phương, sau khi hoàn thành thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa, chủ đầu tư cần phải bàn giao tài sản cho Sở giao thông vận tải trực tiếp tổ chức quản lý và bảo trì theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 08/2021/NĐ-CP quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
– Nghị định 06/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2021/NĐ-CP quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
– Nghị định 54/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2016/NĐ-CP và Nghị định 08/2021/NĐ-CP;
– Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
THAM KHẢO THÊM: