Quy định thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước? Chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên?
Theo quy định của
Cơ sở pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp 2021.
1. Quy định thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước?
Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 96
– Thành viên Hội đồng thành viên có quyền tham dự cuộc họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên trong quá trình quản lý doanh nghiệp nhà nước.
– Thành viên Hội đồng thành viên có quyền kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép, trích lục sổ ghi chép và theo dõi hợp đồng, giao dịch, sổ kế toán,
– Thành viên Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 97 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
– Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên phải tuân thủ Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty và quy định của pháp luật trong quá trình đảm nhiệm chức vụ của mình.
– Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên cần phải thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của công ty và Nhà nước trong quá trình quản lý doanh nghiệp.
– Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bắt buộc phải trung thành với lợi ích của công ty và Nhà nước; Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, nếu Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên vi phạm các quy định này thì ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà còn có thể bị miễn nhiệm.
– Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối. Đối với việc Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên ra thông báo thì thông báo này được tập hợp và lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
– Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên phải hành nghị quyết Hội đồng thành viên.
– Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các hành vi sau đây:
+ Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không được lợi dụng danh nghĩa công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
+ Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác;
+ Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
Trong quá trình hoạt động của mình nếu trường hợp thành viên Hội đồng thành viên phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên khác có hành vi vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu thành viên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả nhằm đảm bảo cho Hội đồng thành viên không bị ảnh hưởng bởi những hành vi vi phạm pháp luật.
2. Chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên?
Chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 98 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
– Theo nguyên tắc thì Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước làm việc theo chế độ tập thể. Hội đồng thành viên họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét, quyết định những vấn đề thuộc quyền, nghĩa vụ của mình.
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp thì đối với những vấn đề không yêu cầu thảo luận thì Hội đồng thành viên có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản theo quy định tại Điều lệ công ty.
Cũng theo quy định tại Điều luật này thì Hội đồng thành viên có thể tiến hành họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty, theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Hội đồng thành viên cần đáp ứng việc họp hội đồng thành viên theo nguyên tắc này.
– Chủ thể chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu, triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền có trách nhiệm chuẩn bị các công việc này.
Quyền của các thành viên Hội đồng thành viên: các thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp.
Nội dung và các tài liệu cuộc họp: các nội dung này phải được chuẩn bị trước và phải gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên và người được mời dự họp chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày họp để các thành viên Hội đồng thành viên chuẩn bị trước cuộc họp.
Yêu cầu đối với thông báo mời họp: Đối với thông báo mời họp thì Hội đồng thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên và người được mời dự họp để Hội đồng thành viên và người được mời dự họp biết về thông tin cuộc họp cũng như để những thành viên này chuẩn bị trước cuộc họp. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp. Hình thức họp trực tuyến có thể được áp dụng khi cần thiết.
– Cuộc họp Hội đồng thành viên được xem là hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham dự.
Trong cuộc họp hội đồng thành viên thì Nghị quyết Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa tổng số thành viên tham dự biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết nhưng có số phiếu ngang nhau thì nội dung có phiếu tán thành của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thông qua.
+ Biên bản họp Hội đồng thành viên bắt buộc phải có ghi rõ thời gian, địa điểm, mục đích, chương trình họp; danh sách thành viên dự họp; vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên, đại diện được mời dự họp về từng vấn đề thảo luận, đây là các nội dung cơ bản cần phải có.
+ Biên bản họp Hội đồng thành viên cần ghi nhận rõ số phiếu biểu quyết tán thành và không tán thành đối với trường hợp không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng; số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với trường hợp áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng. Số phiếu này cần được ghi nhận chính xác tránh làm ảnh hưởng đến kết quả của việc biểu quyết.
+ Các quyết định được thông qua;
+ Họ, tên, chữ ký của thành viên dự họp.
– Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng thành viên sử dụng bộ máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc của công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của Hội đồng thành viên.
– Chi phí hoạt động của Hội đồng thành viên cùng với các khoản tiền lương, phụ cấp và thù lao được tính vào chi phí quản lý công ty theo quy định của luật doanh nghiệp 2020.
– Trường hợp cần thiết, khi quyết định vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên thì Hội đồng thành viên sẽ thực hiện tổ chức việc lấy ý kiến chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài trước. Theo đó thì chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại quy chế quản lý tài chính của công ty.
– Sau khi cuộc họp hội đồng thành viên được diễn ra thì Nghị quyết Hội đồng thành viên sẽ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong nghị quyết, trừ trường hợp phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung liên quan đến Thành viên Hội đồng thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.