Khái quát về hoạt động kinh doanh bảo hiểm? Quy định thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Trong những năm gần đây, việc mua bán bảo hiểm và những doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã không còn là những vấn đề quá xa lạ với người dân tại Việt Nam. Bởi vì tác giả đua ửa được nhận định như vậy là bởi vì, hiên nay, Nhà nước ta khuyến khích người dân tham gia vào các loại bảo hiểm phù hợp đối với cá nhân là công dân Việt Nam. Cũng chính vì sự khuyến khích của Nhà nước ta mà trong thì trường hiện này lĩnh vực bảo hiểm xuất hiện trong mọi mặt đời sống như mua bán, y tế hay kinh doanh bảo hiểm có cả về người và bảo hiểm đối với tài sản theo như quy định củ pháp luật hiện hành.
Khi các chủ thể là cá nhân hay tổ chức tham gia bảo hiểm mà có các rủi ro hay các trường hợp xấu xảy ra thì những người thụ hưởng sẽ được nhận một khoản bồi thường tương ứng với số tiền đóng bảo hiểm mà các bên tham gia ký hợp đồng bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. Bên cạnh đó thì để đảm bảo việc các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm đúng với quy định của pháp luật hay không thì pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định về việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Vậy nội dung mà pháp luật quy định về thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung về vấn đề này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Khái quát về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Có thể hấy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là hoạt động được tác giả nhận định ở đây là tương đối đặc thù do phải đảm nhận và thực hiện hoạt động chi trả cho các rủi ro của khách hàng khi tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để có thể đảm bảo được tính chính xác và đúng với quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp bảo hiểm không được báo trước về thời hạn cũng như mức độ của sự kiện bảo hiểm cho người tham gia mua bảo hiểm được biết trước. Chính vì lẽ đó, kinh doanh bảo hiểm sẽ có một số đặc điểm sau đây:
– Một là, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm theo như tác giả tìm hiểu đó là một trong những hoạt động luôn hướng đến lợi nhuận. Đặc điểm này của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thu lợi nhuận từ phần chênh lệch giữa phí bảo hiểm thu được và số tiền cần phải bồi thường đối với các trường hợp cần bảo hiểm.
– Hai là, đối với một họat động kinh doanh bảo hiểm thì không thể nào bỏ qua chu trình kinh doanh bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành đó được xác định là chu trình đảo ngược: Đặc điểm này có nghĩa là công ty bảo hiểm sẽ nhận doanh thu trước và chi trả các loại phí kinh doanh sau. Đây chính là nguyên nhân tạo nên tính nhàn rỗi của nguồn tiền tại các công ty bảo hiểm.
– Ba là, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn. Việc này được xác định là một trong những đặc thù của ngành bảo hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp sự kiện bảo hiểm có xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải bồi thường một khoản cho bên nhận bảo hiểm.
2. Quy định thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Trên cơ sở quy định của pháp
Để có thể quản lý được các hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có tuân thủ các quy định của pháp luật hay không thì trong nội dung quy định tại Điều 113 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành về nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời pháp luật này cũng quy định về nội dung của hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra trong kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp là hoàn toàn riêng rẽ và khác nhau trong quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:
Thứ nhất, theo như quy định tại khoản 1 Điều này thì có quy định về vấn đề thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm do đó, theo như quy định này thì việc thanh tra hoạt động này được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật, đó là: “Việc thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện theo Điều 122 của Luật kinh doanh bảo hiểm và tuân thủ các quy định pháp luật về thanh tra đối với doanh nghiệp”.
Từ quy định vừa nêu thì có thể thấy rằng hoạt động thanh tra được pháp luật nhắc đến ở đây đã được quy định tại một điều riêng biệt trong Luật này đó chính là Điều 122 quy định về thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên thì pháp luật cũng quy định về vấn đề thanh tra của doanh nghiệp chỉ được thực hiện theo như quy định là không quá một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp, việc pháp luật đưa ra quy định này cũng nhằm mục đích để tránh các tình trạng gây khó dễ của cơ quan có thẩm quyền dối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời cũng tránh việc tiêu tốn nhiều thời gian đối với việc thanh tra cho một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Bởi lé hoạt động thanh tra này không phải là được thực hiện nhanh chóng mà nó tiêu tốn rất nhiều thời gian.
Bên cạnh việc quy định về thanh tra một làn trên một năm thì pháp luật này còn quy định về thời gian thanh tra của mỗi lần đó sẽ không được thực hiện quá 30 ngày đối với những trường hợp bình thường và đối với những trường hợp cần thiết thì thời hạn thanh tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền, nhưng thời gian gia hạn không được quá 30 ngày. Việc quy định này nhằm mục đích để các cơ quan thanh tra có thẩm quyền giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Tránh tình trạng để tồn đọng việc thanh tra doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không thực hiện được theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Không những thế mà không để việc điều tra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp thì pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành cũng quy định về vấn đề cơ quan thanh tra chỉ được thực hiện hoạt động thanh tra của mình khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
Tuy rằng pháp luật đã quy định về việc thanh tra đối với doanh nghiệp được thực hiện mỗi năm một lần những không phải là hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra muốn hoạt động lúc nào cũng được mà phải có quyết định của người có thẩm quyền thì mới được tiến hành hoạt động này. Và khi kết thức thì cơ quan có thẩm quyền đó là Trưởng đoàn thanh tra cũng phải thực hiện việc lập biên bản kết luận thanh tra biên bản kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra theo như quy định của pháp luật hiện hành Theo như quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật này.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không bị những hoạt động thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì pháp luật cũng đua ửa các quy định về việc xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng này.
Thứ hai, bên cạnh việc thanh tra thì hoạt động kiểm tra cũng được quy định theo như quy định tại khoản 2 Điều này thì có quy định về vấn đề kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
“a) Việc kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định pháp luật, không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất);
b) Khi tiến hành kiểm tra phải có quyết định của người có thẩm quyền, khi kết thúc kiểm tra phải có biên bản kết luận kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận kiểm tra”.
Hoạt động kiểm tra hoạt động kinh doanh cũng được quy định tương tự như quy định về hoạt động thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì để để thể thực hiện hoạt động kiểm tra kinh doanh bảo hiểm thì đối với hoạt động này thì pháp luật quy định người có thẩm quyền kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải ra quyết định về hoạt động kiểm tra kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời thì những chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra kinh doanh thì cần phải thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định pháp luật, không được tiến hành trùng lặp. Đồng thời thì không kiểm tra quá một vấn đề đối với hoạt động kiểm tra trong một năm theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc này nhằm mục đích tránh sự sác nhiễu và gây khó dễ của cơ quan cóp thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo như luật định.