Khái quát chung về tên doanh nghiệp? Quy định tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp?
Việc thành lập doanh nghiệp được quy định tại
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát chung về tên doanh nghiệp?
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp thành lập có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận (doanh nghiệp xã hội).
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng…”. Đây chính là đoạn đầu trong khái niệm doanh nghiệp được ghi nhận tại Khoản 10 Điều 4
Tên doanh nghiệp không phải là một thuật ngữ xa lạ mà nó gắn liền với doanh nghiệp, song để hiểu tên doanh nghiệp là như thế nào, chắc hẳn cũng sẽ còn có người đặt ra câu hỏi. Tên doanh nghiệp, tên thương mại sẽ được phân tích trong nội dung sau:
Thử nhất, tên doanh nghiệp theo cách hiểu thực tế
Tên doanh nghiệp là tên gọi của một chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp), xác định một doanh nghiệp cụ thể với đầy đủ những đặc điểm riêng biệt của nó (loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh….). Tên doanh nghiệp được doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, thể hiện mối quan hệ với các chủ thể khác như quan hệ thương mại với các đối tác, quan hệ quản lý với các cơ quan quản lý nhà nước, quan hệ lao động với người lao động….
Như vậy, theo cách hiểu thực tế thì tên doanh nghiệp được hiểu là tên gọi của một doanh nghiệp đã đăng ký và được Nhà nước ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, được dùng để xưng danh, gọi tên trong các giao dịch… giúp đối tác có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển.
Thứ hai, tên doanh nghiệp từ góc độ pháp lý
Tên doanh nghiệp là tên đầy đủ được đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp có các
điều khoản quy định về tên doanh nghiệp, như quy định tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm có hai thành tố theo thứ tự sau đây: (i) loại hình doanh nghiệp và (ii) tên riêng. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp; tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Tên doanh nghiệp mang các chức năng như sau:
– Chức năng thông tin
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm 02 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Do vậy chức năng thông tin của tên doanh nghiệp cho biết loại hình doanh nghiệp là gì (Công ty TNHH, Công ty CP, Công ty hợp danh, doanh nghiệp TN); lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp là gì. Ngoài tên tiếng Việt, doanh nghiệp còn đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt (tên giao dịch).
– Chức năng phân biệt
Tên doanh nghiệp còn có chức năng phân biệt, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc.
– Chức năng khẳng định uy tin của doanh nghiệp
Hiện nay, tên doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là một tên gọi, để phân biệt các doanh nghiệp với nhau mà nó còn có một giá trị khác, lớn lao hơn nhiều. Đó chính là thương hiệu doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp còn gắn liền với uy tín, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó tên doanh nghiệp cũng là một tài sản có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp, có khi còn lớn hơn rất nhiều so với các tài sản khác của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp ngày nay đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
2. Quy định tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp?
Luật doanh nghiệp không có định nghĩa tên doanh nghiệp. Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn chỉ đề cập đến tên doanh nghiệp trong mối quan hệ với tên thương mại chứ không có định nghĩa tên doanh nghiệp là gì. Luật sở hữu trí tuệ đã đưa ra khái niệm khá đầy đủ về tên thương mại và các điều kiện bảo hộ tên thương mại, cụ thể như sau:
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại phải có khả năng phân biệt….
Như vậy, tên thương mại là tên gọi của chủ thể dùng trong hoạt động kinh doanh và được bảo hộ khi nó có khả năng phân biệt. Chức năng chính của tên thương mại là nhằm phân biệt, cá thể hóa chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác, sự phân biệt cần thiết được đặt ta khi trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, trong cùng một khu vực kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh doanh.
Trong thực tế, có rất ít người phân biệt được đâu là tên thương mại, đâu là tên doanh nghiệp và thông thường là hay bị nhầm lẫn vì cùng là tên gọi của chủ thể kinh doanh. Như vậy, dưới góc độ pháp lý có thể hiểu tên doanh nghiệp như sau:
Tên doanh nghiệp là tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng, dùng để xưng danh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Bên cạnh các quy định về cách thức và các lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp thì việc đặt tên tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp được quy định cụ thể lại Điều 39 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
– Nếu doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt Nam những muốn có tên nước ngoài thì theo quy định về đặt tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Như vậy có thể hiểu pháp luật không cấm các doanh nghiệp đặt tên nước ngoài cho công ty tuy nhiên tên nước ngoài này phải là tên được dịch từ tiếng Việt qua và tên này khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài, về ý nghĩa của tên doanh nghiệp sẽ không thay đổi.
– Về lưu ý khi viết tên doanh nghiệp có tên nước ngoài: tại điều luật này đã quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài (sau khi đã dịch qua tên nước ngoài) thì tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in (đối với các biển công ty, tên tại cơ sở của công ty) hoặc viết với khổ chữ nhỏ (viết trên giấy tờ) hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Điều này nhằm mục đích công bố tên nước ngoài của doanh nghiệp để các khách hàng, đối tác…của Doanh nghiệp nhận biết được tên công ty và còn liên quan đến vấn đề minh bạch trong việc sử dụng tên công ty.
– Về viết tắt tên doanh nghiệp: Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy doanh nghiệp có quyền có tên nước ngoài và việc viết tắt của doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về tên của doanh nghiệp. Khi viết tên đối với doanh nghiệp có tên nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về kích thước chữ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến khái quát về tên doanh nghiệp, Quy định tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp, các quy định khác liên quan đến nội dung này theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan khác.