Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng sẽ được hưởng nhiều chế độ ưu đãi. Dưới đây là quy định của pháp luật về tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Mục lục bài viết
1. Quy định tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công:
Hiện nay, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Căn cứ theo Điều 3 của Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, có quy định về mức chuẩn trợ cấp ưu đãi. Theo đó thì mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công được ghi nhận cụ thể như sau:
– Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.055.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn);
– Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sẽ được sử dụng làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, đồng thời cũng được làm căn cứ tính mức trợ cấp/phụ cấp đối với thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng
Như vậy có thể nói, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hiện nay đã được tăng lên, cụ thể đang là mức 2.055.000 đồng.
So với mức 1.624.000 đồng tại Nghị định 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, mức chuẩn trợ cấp người có công mới đã tăng lên gần 26,54%.
Mức chuẩn theo như phân tích nêu trên sẽ được dùng làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, sẽ được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.
3. Quy định tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công được áp dụng từ ngày nào?
Căn cứ về hiệu lực thi hành căn cứ quy định tại Điều 2 của Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, có quy định như sau:
– Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2023;
– Mức hưởng trợ cấp, mức hưởng phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được ghi nhận cụ thể theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, và mức hưởng trợ cấp quy định tại Điều 8, Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ trụ đãi người có công với cách mạng được quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023;
– Mức chi chế độ điều dưỡng của người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được quy định theo mức chuẩn tại Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, và được thực hiện bắt đầu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;
– Những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 184 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, cơ sở nuôi dưỡng người có công do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý được hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng những trường hợp này. Nội dung và mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 13 của Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Theo đó thì có thể nói, Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 5 tháng 9 năm 2023.
Và quy định tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công theo quy định Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sẽ được thực hiện kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2023.
3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những ai?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng, có quy định về các đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, cụ thể bao gồm:
– Người hoạt động cách mạng trước giai đoạn ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ giai đoạn ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến giai đoạn ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Liệt sỹ theo quy định của pháp luật, là những liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và được pháp luật công nhận;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng, được trao tặng huân huy chương;
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, được trao tặng huân huy chương;
– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến, được trao tặng huân huy chương;
– Thương binh, trong đó bao gồm cả thương binh loại B và thương binh đó đã được công nhận trước giai đoạn ngày 31 tháng 12 năm 1993, và người hưởng chính sách như thương binh;
– Bệnh binh theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
– Người hoạt động cách mạng, người hoạt động kháng chiến, người hoạt động bảo vệ Tổ quốc, người hoạt động làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù/đày;
– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, người hoạt động bảo vệ Tổ quốc, người hoạt động làm nghĩa vụ quốc tế;
– Người có công giúp đỡ cách mạng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
– Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.