Tập hợp các thương nhân kinh doanh tại vùng kinh tế có điều kiện khó khăn có nhu cầu vay vốn tại để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Thời gian qua, Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các buôn làng/bản đã trở thành "cánh tay nối dài" của Ngân hàng chính sách xã hội. Dưới đây là quy định về vấn đề tăng mức vốn cho vay đối với thương nhân tại vùng khó khăn.
Mục lục bài viết
1. Quy định tăng mức cho vay với thương nhân vùng khó khăn:
Vấn đề vay vốn có vai trò vô cùng quan trọng, hỗ trợ cho các chủ thể trong quá trình tổ chức kinh doanh. Hiện nay, hướng tới mục tiêu đảm bảo sản xuất cho các chủ thể khó khăn trong xã hội, pháp luật đã tăng mức cho vay đối với thương nhân tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (sửa đổi tại Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính), có quy định về mức vốn cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Theo đó:
- Đối với thương nhân được xác định là cá nhân thì mức vốn cho vay tối đa hiện nay là 100.000.000 đồng/cá nhân
- Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật thì mức vốn cho vay tối đa hiện nay là 1.000.000.000 đồng/tổ chức.
Như vậy, so với quy định của pháp luật hiện nay thì mức cho vay tối đa 100.000.000 đồng là mức cho vay áp dụng đối với người vay là cá nhân khi thực hiện thủ tục mở sổ sách kế toán và thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật, đối với người vay là cá nhân tuy nhiên không thực hiện thủ tục mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế thì mức vay tối đa chỉ là 30.000.000 đồng.
Đối với người vay được xác định là các tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức cho vay tối đa là 500.000.000 đồng thay vì 1.000.000.000 đồng căn cứ theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính (tăng 500.000.000 đồng). Bên cạnh đó, những thương nhân vay vốn với số tiền trên 100.000.000 đồng thì bắt buộc phải đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng chính sách xã hội.
2. Điều kiện vay vốn của thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn:
Để thực hiện thủ tục vay vốn tại vùng khó khăn thì thương nhân cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (sửa đổi tại Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính), thì để được vay vốn, thương nhân hoạt động thương mại cần phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân hoạt động thương mại trả lời văn bản xác nhận thương nhân đó có hoạt động thương mại thường xuyên trên địa bàn;
- Vốn tự có của thương nhân, trong đó bao gồm giá trị vật tư, giá trị quyền sử dụng đất, tiền vốn tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn vay cho hoạt động thương mại tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (sửa đổi tại Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính), có quy định thêm về vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân theo văn bản này. Trong đó bao gồm các vùng sau đây:
- Các xã, phường, thị trấn được quy định cụ thể trong Danh mục đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do chủ thể có thẩm quyền đó là thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng thời kỳ nhất định;
- Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã tuy nhiên các huyện đảo đó vẫn thuộc Danh mục xã đặc biệt khó khăn tại vùng ven biển, hải đảo do chủ thể có thẩm quyền đó là thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ cụ thể;
- Các thôn/làng thuộc Danh mục các thôn đặc biệt khó khăn của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng miền núi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ nhất định.
Như vậy, để được vay vốn thì thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (sửa đổi tại Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính), có quy định về thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn khi vay vốn cần phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ như sau:
- Lập thành phần hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng chính sách xã hội, đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ về tính chính xác, tính hợp pháp của các loại giấy tờ tài liệu đã gửi cho Ngân hàng chính sách xã hội;
- Thực hiện đầy đủ theo nguyên tắc vay vốn đã được quy định cụ thể tại Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (sửa đổi tại Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính);
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và thực hiện đầy đủ cam kết khác trong hợp đồng tín dụng, chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội trong quá trình sử dụng vốn vay, trả nợ và trả lãi ngân hàng theo quy định.
3. Thương nhân vay vốn bao nhiêu phải thực hiện bảo đảm khoản vay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (sửa đổi tại Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính), có quy định về vấn đề bảo đảm tiền vay. Theo đó:
- Thương nhân thực hiện thủ tục vay vốn lên tới 100.000.000 đồng thì sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tiền vay;
- Thương nhân thực hiện thủ tục vay vốn với số tiền trên 100.000.000 đồng thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quy định của Ngân hàng chính sách xã hội.
Như vậy, thương nhân vay vốn với số tiền trên 100.000.000 đồng thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tiền vay. Đối với khoản tiền vay vốn từ 100.000.000 đồng trở xuống thì các thương nhân sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tiền vay.
Về mức lãi suất cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn cũng là một vấn đề quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (sửa đổi tại Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính), có quy định về lãi suất cho vay. Theo đó:
- Lãi suất cho vay hiện nay được xác định bằng 9%/năm;
- Lãi suất nợ quá hạn hiện nay đang được xác định bằng 130% lãi suất cho vay;
- Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay sẽ do thủ tướng Chính phủ quyết định sao cho phù hợp với từng thời kỳ dựa trên cơ sở đề xuấtcủa chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội;
- Lãi suất cho vay bắt buộc phải đảm bảo theo nguyên tắc bù đắp lãi suất bình quân cho các nguồn vốn và phí quản lý đối với chương trình cho vay vốn. Trong đó, lãi suất bình quân của các nguồn vốn và chi phí quản lý sẽ được xác định theo hướng dẫn cụ thể của Bộ tài chính về quy chế quản lý tài chính đối với cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng chính sách xã hội.
Như vậy, thương nhân hoạt động thương mại tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được thực hiện vay vốn với mức lãi suất là 9%/năm, và từng thời kỳ nhất định thì thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định việc điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn;
+ Quyết định 92/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn;
+ Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
THAM KHẢO THÊM: