Khái quát về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự? Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là gì? Quy định ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự?
Với sự phát triển của kinh tế- xã hội đã dẫn đến các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh ngày càng nhiều mà vấn đề giải quyết tranh chấp luôn là mối quan tâm hàng đầu khi các bên không dung hòa được lợi ích. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau, có thể là tự giải quyết hoặc thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó tự giải quyết, tức là thỏa thuận, hòa giải là phương thức có ý nghĩa quan trọng, giúp tiết kiệm thời gian, giải quyết triệt để mâu thuẫn và thông thường nhà nước không phải dùng biện pháp cưỡng chế thi hành thỏa thuận.
Từ đó, pháp luật tố tụng dân sự đặt ra quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, như một phương thức bảo đảm, ghi nhận của nhà nước đối với kết quả thỏa thuận được giữa các bên. Công nhận sự thỏa thuận của đương sự được biểu hiện dưới hình thức là quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Đây cũng là nội dung sẽ được Luật Dương Gia phản ánh trong bài viết dưới đây: Quy định ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự?
Trước khi giải thích thế nào là công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tác giả sẽ giải thích một số khái niệm sau:
– Thứ nhất, đương sự là gì? Theo Khoản 1, Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự, đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Thứ hai, thỏa thuận là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt, thỏa thuận có nghĩa là đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận. Dưới góc độ “ngôn ngữ học”, sự thoả thuận được hiểu với nghĩa là sự đồng ý, nhất trí với nhau sau khi bàn bạc, theo đó có thể hiểu thỏa thuận là sự thống nhất ý chí chung mà không có bất kỳ sự đối lập nào khác giữa các bên liên quan.
– Thứ ba, công nhận là gì? Theo từ điển tiếng Việt, công nhận là sự thừa nhận trước mọi người một điều gì đó là phù hợp với sự thật, với lẽ phải hoặc với thể lệ, luật pháp.
Suy cho cùng, có thể hiểu công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là hoạt động của Tòa án, cụ thể là Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong việc xem xét, thừa nhận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án dân sự trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Đặc điểm của công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong tố tụng dân sự được thể hiện ở các khía cạnh sau:
– Chủ thể có thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là Thẩm phán, Hội đồng xét xử.
– Điều kiện để Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là đương sự phải là người có năng lực hành vi dân sự, sự thỏa thuận phải xuất phát từ ý chí tự nguyện, nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
– Hình thức công nhận sự thỏa thuận của đương sự là bằng một quyết định.
– Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự phải tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là gì?
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là văn bản do Tòa án, mà cụ thể là Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử ban hành, nhằm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo đúng quy định pháp luật về điều kiện thỏa thuận, ở các giai đoạn tố tụng khác nhau. Chẳng hạn, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự được Hội đồng xét xử ban hành tại phiên tòa xét xử sơ thẩm khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quy định này hoàn toàn hợp lý, xuất phát từ việc tôn trọng ý chí của các bên, các bên đã thống nhất ý chí thì không thể kháng cáo đối với nội dung đã thỏa thuận trong đó, còn đối với việc kháng nghị là không có căn cứ khi cơ quan này không thể xâm phạm vào ý chí của các bên trong vụ án dân sự.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Chính vì có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành, nên chỉ có Viện kiểm sát thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đều này nhằm bảo vệ quyền lợi triệt để cho một trong hai bên đương sự khi có sự nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, kỷ cương, nghiêm minh của pháp luật khi vi phạm điều cấm của luật và trái với đạo đức xã hội.
3. Quy định ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự?
Việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự được diễn ra trong 3 thời điểm:
(1) Khi các đương sự khởi kiện vụ án dân sự và tòa án chưa thụ lý mà các bên đương sự đồng ý hòa giải do hòa giải viên tiến hành, nếu các đương sự đạt được thỏa thuận và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận thì thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
(2) Khi các đương sự khởi kiện vụ án dân sự, được tòa án thụ lý và tổ chức hòa giải,
(3) Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Trong phần này, tác giả tập trung phân tích quy định ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong hai trường hợp (2) và (3).
Thứ nhất, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự trong trường hợp tòa án tiến hành hòa giải thành giữa các đương sự. (Điều 212)
Hoà giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. Hòa giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.” Đồng thời, Khoản 1, Điều 205 cũng nêu rõ: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.” Vì vậy, khi xem xét đến thủ thủ tục hòa giải là căn cứ để xảy ra một trong hai trường hợp là đưa vụ án ra xét xử hoặc không đưa vụ án ra xét xử mà công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ các vấn đề phải giải quyết bao gồm toàn bộ nội dung tranh chấp và cả án phí trong vụ án thì thư ký Tòa án
Sau khi
Để bảo đảm quyền lợi cho đương sự vắng mặt trong buổi hòa giải, các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt, và Thẩm phán chỉ được ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán chỉ được ra quyết định công nhận sự thỏa thuận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
Tuy nhiên, điểm hạn chế trong quy định của Bộ luật tố tụng dân sự là việc không có điều khoản quy định về hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự thay đổi ý kiến theo hướng đạt được một thỏa thuận khác trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành.
Thứ hai, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Sau khi tiến hành khai mạc phiên tòa và thực hiện các thủ tục theo Điều 239 Bộ luật tố tụng dân sự, chủ tọa phiên tòa tiến hành hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Việc hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không là hoạt động cuối trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Thư ký tòa án lập thành văn bản, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay và phiên tòa sơ thẩm dân sự kết thúc tại đây.