Dịch vụ logistics? Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ Logistics?
Khái niệm logistics và dịch vụ logistics đã trở nên khá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào được lấy làm tiêu chuẩn cho khái niệm logistics. Về cơ bản thì có thể hiểu logistics như một chuỗi dịch vụ vận tải hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Logistics có các đặc điểm pháp lý cơ bản, quy trình tương ứng với từng mô hình vận chuyển khác nhau tùy theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Pháp luật nước ta đã ban hành một số Điều luật cụ thể về dịch vụ này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ Logistics.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics.
1. Dịch vụ logistics:
Theo Điều 233
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Như vậy, thông qua quy định của pháp luật, ta có thể hiểu logistics là một khái niệm tổng hợp. Và nếu các doanh nghiệp khai thác bất kỳ một trong các hành vi nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá thì đã thực hiện dịch vụ logistics.
2. Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ Logistics:
2.1. Quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics:
Theo Điều 235
Theo quy định của pháp luật thì trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải
– Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải
– Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
Cần lưu ý khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
2.2. Thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận với khách hàng:
Đây là nghĩa vụ cơ bản nhất của người làm dịch vụ logistics. Người thực hiện dịch vụ phải thực hiện các công việc liên quan đến hàng hóa đóng gói,kí mã hiệu,giao hoặc nhận hàng hóa theo đúng những điều kiện đã thỏa thuận với khách hàng.Các điều kiện này có thể được ghi nhận trong hợp đồng kí giữa người làm dịch vụ với khách hàng hoặc được khách hàng hướng dẫn cụ thể trên cơ sở quy định chung của hợp đồng.Người làm dịch vụ được quyền từ chối thực hiện những hướng dẫn không phù hợp với các điều kiện của hợp đồng dịch vụ logistics đã kí kết với khách hàng hoặc những hướng dẫn trái pháp luật.
Nếu việc thực hiện đúng các chỉ dẫn của khách hàng có nguy cơ gây thiệt hại cho họ thì người làm dịch vụ phải kịp thời thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn mới.Trong những tình thế cấp bách, để ngăn chặn thiệt hại lớn hơn có thể xảy ra cho khách hàng, người làm dịch vụ logistics có thể thực hiện các công việc không theo chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo kịp thời cho khách hàng biết.Trường hợp không thông báo kịp thời, người làm dịch vụ có thể phải chịu trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại phát sinh do không thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng.
2.3. Quyền được hưởng thù lao:
Mức thù lao dịch vụ do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.Mức thù lao này có thể được xác định theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỉ lệ trên giá hàng hóa. Mức thù lao do các bên thỏa thuận và phụ thuộc vào nội dung,mức độ phức tạp của công việc giao nhận hàng hóa mà khách hàng ủy thác cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa thực hiện.
Ngoài tiền thù lao, người làm dịch vụ logistics có thể yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản chi phí hợp lí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ nếu điều này được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao và các khoản chi phí hợp lí khác, người làm dịch vụ logistics có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa.Theo quy định tại điều 239 Luật thương mại năm 2005 thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa có quyền cầm giữ số hàng hóa nhất định và các chứng từ liên quan đến hàng hóa để đòi tiền nợ đã đến hạng của khách hàng. Cụ thể pháp luật quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.Tuy nhiên, quyền cầm giữ hàng hóa chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau đây:
– Khách hàng không thanh toán nợ đã đến hạng thanh toán(ví dụ khách hàng không thanh toán thù lao dịch vụ và các khoản chi phí hợp lí khác theo sự thỏa thuận của các bên) cho người làm dịch vụ;
– Người làm dịch vụ chỉ được quyền cầm giữ số hàng hóa có giá trị tương đương với giá trị nợ mà khách hàng chưa thanh toán mà thôi.
– Người làm dịch vụ phải thông báo bằng văn bản ngay cho khách hàng về việc cầm giữ hàng hóa.
Quyền định đoạt hàng hóa cầm giữ của người làm dịch vụ logistics chỉ phát sinh nếu sau thời hạn 45 ngày, kể từ ngày cầm giữ hàng hóa mà khách hàng vẫn không thanh toán nợ cho người làm dịch vun giao hàng nhận hàng hóa. Đối với hàng hóa có dấu hiệu hư hỏng thì quyền định đoạt hàng hóa phải phát sinh ngay khi có bất kì khoản nợ nào của khách hàng.
Việc định đoạt hàng hóa cầm giữ phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Trước khi định đoạt hàng hóa người làm dịch vụ logistics phải thông báo bằng văn bản về việc định đoạt hàng hóa để thu hồi nợ cho khách hàng biết.
Các chi phí liên quan đến việc cầm giữ và định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu. Số tiền thu được do định đoạt hàng hóa, sau khi trừ đi các khoản chi phí được sử dụng để thanh toán cho các khoản nợ của khách hàng. Số tiền còn lại thuộc về khách hàng.
Trường hợp cầm giữ và định đoạt hàng hóa sai trái gây thiệt hại cho khách hàng thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.
Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hoá theo quy định tại Điều 239 của Luật thương mại năm 2005 thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ cụ thể sau đây:
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn hàng hoá.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có nghĩa vụ không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có nghĩa vụ trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá quy định tại Điều 239 của Luật thương mại năm 2005 không còn.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ.
2.4. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics:
Theo quy định pháp luật thì các chủ thể là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận.
– Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.