Hiện nay, các công trình xây dựng được hình thành, tạo lập ngày càng nhiều. Đối với các công trình xây dựng, hoạt động quản lý chất lượng công trình có vai trò đặc biệt quan trọng. Không chỉ vậy, một nhánh nhỏ trong công trình xây dựng là công tác thiết kế xây dựng cũng được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm công trình xây dựng:
– Công trình xây dựng là sản phẩm xây dựng lên dựa trên cơ sở thiết kế, được hình thành lên hình dáng dựa trên công sức lao động, cơ sở nguyên liệu vật tư. Thông thường, khi nhắc đến công trình xây dựng, người ta thường nhắc đến hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng vừa và lớn.
– Các công trình xây dựng này được tạo lập nên trong một khoảng thời gian tương đối dài, qua nhiều quy trình quy củ, nguyên tắc. Các công trình xây dựng được tạo lập nên từ kế hoạch định sẵn, nhu cầu thực tiễn sử dụng và được đầu tư với nguồn kinh phí lớn.
Công trình xây dựng là khái niệm quen thuộc, gắn liền với thực tiễn đời sống của con người. Nó đáp ứng nhu cầu sử dụng, phục vụ hoạt động sống của con người. Do đó, đây là đối tượng có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, cũng như hoạt động sống thực tiễn của người dân. Bởi lẽ, khi đánh giá một quốc gia có phát triển hay không, người ta sẽ nhìn nhận vào cơ sở hạ tầng của quốc gia đó. Muốn cơ sở hạ tầng chất lượng, bền bỉ theo thời gian, quá trình xây dựng có vai trò vai trò vô cùng quan trọng. Quá trình xây dựng khách quan, khoa học sẽ tạo nên một công trình xây dựng có giá trị. Vậy nên, có thể khẳng định, xây dựng công trình hạ tầng là nhiệm vụ mà các quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) phải thực hiện trong quá trình hội nhập và phát triển.
2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng:
– Công trình xây dựng có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đáp ứng nhu cầu sử dụng, nhu cầu hoạt động phục vụ lợi ích sống của con người; thúc đẩy sự phát triển của Nhà nước, xã hội. Công trình xây dựng tạo lên hình ảnh phát triển của một quốc gia. Nó là sản phẩm sáng tạo, lao động của người dân. Do đó, khi công trình xây dựng được hình thành lên, Nhà nước và nhân dân luôn muốn tìm ra phương hướng giữ gìn và bảo trì. Người ta gọi là quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình. Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng là một trong những công việc cần được bảo đảm thực hiện trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định rõ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Dựa vào Nghị định này, quy định quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng được thể hiện cụ thể như sau:
– Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, công trình xây dựng là nhiệm vụ mang tính chất bắt buộc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải đảm bảo thực hiện.
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, các cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng là:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định đối với các công trình trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
+ Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm: Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư; Nhà thầu thi công xây dựng; Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình; Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác.
3. Quy định quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng mới nhất:
–
+ Lựa chọn các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng.
+ Chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng do nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng đề xuất theo quy định của hợp đồng xây dựng.
+ Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan trong quá trình thi công xây dựng.
+ Thực hiện nghiêm các quy định, nguyên tắc đối với khảo sát xây dựng: Tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; điều chỉnh, bổ sung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; Kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu khảo sát xây dựng so với các quy định trong hợp đồng; Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát công tác khảo sát xây dựng; Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định; Thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát khi cần thiết.
– Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình gồm:
+ Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế.
+ Nhà thầu thiết kế xây dựng chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình.
+ Nhà thầu thiết kế xây dựng tiến hành chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế;
+ Ngoài ra, nha thầu thiết kế xây dựng phải thực hiện trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩm định. Đồng thời, chủ thể này cũng phải thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định.
Quy định quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng mà Nhà nước đưa ra giúp công tác quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng được diễn ra một cách chuẩn chỉnh, đúng quy định của pháp luật. Hơn hết, nó giúp công tác xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước ta đạt hiệu quả tối ưu nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.