Quy định pháp luật về chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu? Phân tích quy định pháp luật về chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu?
Phát hành, chào bán cổ phần là một trong các phương thức huy động tăng vốn điều lệ hiệu quả nhất của công ty cổ phần. Một trong các hình thức chào bán cổ phần phổ biến được các công ty cổ phần áp dụng là chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu. Việc phát hành, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu đang dần trở nên rất phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định phát hành, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định pháp luật về chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu:
Theo Điều 124
“1. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.
2. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng được thực hiện như sau:
a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;
b) Thông báo phải gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo thì cổ đông đó coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;
c) Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.
3. Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại cho cổ đông của công ty và người khác với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
4. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
5. Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phát hành và giao cổ phiếu cho người mua; trường hợp không giao cổ phiếu, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.”
Ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu được thực hiện khi trường hợp công ty cổ phần tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông hiện đang tham gia sở hữu cổ phần theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.
2. Phân tích quy định pháp luật về chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu:
2.1. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là gì?
Luật doanh nghiệp được ban hành hiện nay chưa có giải thích khái niệm cổ đông hiện hữu mà chỉ có quy định về chào bán cổ phần trong doanh nghiệp. Trong việc chào bán này có thể thực hiện theo hình thức chào bán cho các cổ đông hiện hữu, tức là các cổ đông đang có số vốn góp tại thời điểm mở việc bán cổ phần.
“Điều 124. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
1. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.”
Như vậy, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là việc công ty sẽ tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ cổ phần đó cho những người đang là cổ đông của công ty dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.
2.2. Cách thức thực hiện việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu:
Việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là hình thức huy động vốn từ nội bộ công ty, không làm thay đổi số lượng cổ đông mà vẫn tăng vốn điều lệ, theo đó, pháp luật quy định cụ thể chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng được thực hiện như sau:
– Công ty phải thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;
– Thông báo phải gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo thì cổ đông đó coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;
– Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.
Ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc đâu tiên đó lad công ty phải thực hiện gửi thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được với cổ đông trong số đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần.
Trong nội dung thông báo sẽ cần phải gồm đầy đủ các thông tin của cổ đông. Cụ thể, đối với cổ đông là cá nhân phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân. Đối với cổ đông là tổ chức, thông tin phải gồm tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính. Bên cạnh đó, thông báo phải có đầy đủ thông tin của các cổ phần được chào bán đến cổ đông.
Pháp luật còn quy định các cổ đông có quyền chuyển quyền mua cổ phần của mình cho người khác.
Tuy nhiên, không phải lúc nào số cổ phần được chào bán cũng được đăng ký mua hết. Cụ thể tại Khoản 3 Điều 124
Đối với trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại cho cổ đông của công ty và người khác với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
Theo đó, đối với các trường hợp khi số lượng cổ phần chào bán không được các cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại cho cổ đông của công ty và người khác. Tuy nhiên, điều kiện chào bán không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông trước đó, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
Tại
Cổ phần được coi là đã bán theo Khoản 4 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
Việc các chủ thể bán cổ phần sẽ được coi là hoàn thành khi các chủ thể là người mua cổ phần hoàn thành thanh toán và được ghi thông tin vào sổ đăng ký cổ đông. Kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
Việc tiến hành phát hành giao cổ phiếu cho người mua được tiến hành theo quy định tại Khoản 5 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phát hành và giao cổ phiếu cho người mua; trường hợp không giao cổ phiếu, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 được ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.”
Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu hiện nay là một phương thức huy động vốn hiệu quả của các chủ thể mà không làm thay đổi sổ lượng cổ đông, góp phần quan trọng để đảm bảo sự ổn định trong công ty cổ phần. Việc quy định rõ khái niệm cũng như cách thức chào bán của hình thức chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thực hiện huy động vốn và cần phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.