Trách nhiệm bảo đảm quyền học tập cho trẻ được pháp luật hiện hành điều chỉnh như thế nào? Phân tích các quyền trẻ em, cụ thể là quyền được học tập của trẻ em?
Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, trách nhiệm đảm bảo quyền được học tập, giáo dục cho trẻ em cũng là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng. Bởi vì, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục là một trong những yếu tố giúp đất nước ngày một phát triển, cho nên quyền học tập là một quyền tối quan trọng, là loại quyền trong lĩnh vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội. Xét theo khía cạnh nào đó, đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền trên. Đây là một quyền đương nhiên mà trẻ em được hưởng, mọi trẻ em không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần có sự quan tâm của cả xã hội, của mỗi gia đình trong việc chăm sóc, tạo điều kiện cho trẻ em – những mầm non tương lai của đất nước được học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập cho trẻ em?
→ Để được tư vấn các quy định về pháp luật trẻ em, tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
1. Quyền học tập của trẻ em
Căn cứ vào
Như vậy, việc xác định rõ độ tuổi giúp phân biệt rõ để từ đó có chính sách hợp lí đối với việc phát triển nguồn nhân lực. Trẻ em luôn là đối tượng được gia đình, xã hội quan tâm đặc biệt. Việc đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ là một trong những cách quan trọng và hiệu quả nhất để phát huy năng lực mọi mặt của trẻ em.
Căn cứ theo Điều 16 Luật trẻ em 2016 quy định Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu như sau:
“1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.”
Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi. Là công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi, có quyền tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền năng này được Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Mọi hành vi ngăn cấm việc trẻ em không được thực hiện quyền được học tập một cách chính đáng đều là hành vi đi ngược lại lợi ích , sự phát triển một cách bình thường của trẻ. Việc quy định cụ thể thành văn bản pháp luật của Nhà nước, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn thể xã hội đối với những mầm non tương lai đất nước sau này.
→ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.
Mục lục bài viết
2. Quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo về giáo dục học cho trẻ em
Căn cứ vào Luật trẻ em, điều 44 quy định việc bảo đảm về giáo dục cho trẻ em quy định như sau:
“1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
3. Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em.
4. Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 10 Luật giáo dục 2005 quy định về học tập là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo đó, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức khác nhau: học tập trung, học không tập trung, học chính quy, học không chính quy tại chức, chuyên tu, bổ túc, học ban ngày hoặc học buổi tối. Nhà nước có các chủ trương, biện pháp thích hợp để thực hiện nguyên tắc ai cũng được học hành. Vì vậy, ở nước ta, mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, từ bậc tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học, có thể học bất kì ngành nghề nào, bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
Mọi công dân có thể được học trước tuổi, vượt tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung, học lưu ban theo quy định. Trong những trường hợp cụ thể do phát triển sớm về trí tuệ thì học sinh có thể học trước tuổi, học vượt lớp, nhưng phải được các cấp có thẩm quyền, nhà trường đồng ý theo các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Như vậy, hiểu được một cách khái quát quyền được học tập của trẻ em sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về các quyền cơ bản nói chung của trẻ em cũng như việc thực hiện biện pháp bảo đảm về quyền được học tập trong gia đình hiện nay.
→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về pháp luật trẻ em vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Tổng đài tư vấn luật dân sự trực tuyến trên toàn quốc.
3. Trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện quyền được học tập của trẻ em
các văn bản pháp luật của VIệt Nam cũng chú ý đến việc qui định các chính sách để bảo vệ quyền đó nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội.
Căn cứ Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ: “1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội…”
Hơn nữa, tại Điều 99 Luật trẻ em 2016 quy định: “2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định của pháp luật, tạo Điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.”
Như vậy, trách nhiệm giáo dục trẻ em trước tiên thuộc về gia đình cụ thể là cha mẹ, người giám hộ trong việc tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập và cho trẻ học ở trình độ cao hơn. Bởi vì, trẻ em được sinh ra và nuôi dạy trong môi trường gia đình. Các thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm chăm sóc cho các em lớn khôn về mặt thể chất và trí tuệ, đồng thời có trách nhiệm dạy bảo các em những điều tốt đẹp, đạo nghĩa giáo dục các em biết quan tâm, tôn trọng cuộc sống của những người khác trong gia đình và cộng đồng.
Cha mẹ cần tạo môi trường chăm sóc, yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Từ đó, các em sẽ chú tâm vào việc học tập hơn, nhiều trẻ em chỉ vì cha mẹ cãi nhau mà buồn chán dẫn đến tâm lý chán nản, bỏ bê việc học hành, tệ hơn là các em bị bạn xấu dụ dỗ bỏ học đi lang thang. Cha mẹ phải quan tâm, lắng nghe và trò chuyện với trẻ để hiểu và giúp đỡ trẻ trong học tập. Cha mẹ có thể cùng học với trẻ, xây dựng thời khóa biểu cho trẻ để trẻ nghiêm túc, tập trung trong học tập hơn.
Cha mẹ phải có trách nhiệm cho con em mình được đến trường học tập. Trước tiên cần phải đăng kí khai sinh cho trẻ, nhiều bậc cha mẹ nhất là vùng sâu, vùng xa do hiểu biết kém hoặc ở vùng xa xôi ngại đi đăng kí cho con nên con đến tuổi đi học mà vẫn chưa có giấy khai sinh cho trẻ dẫn đến nhiều trường hợp trẻ không được đến trường. Bên cạnh đó, cũng có những gia đình vì hoàn cảnh khó khăn mà bắt con mình phải bỏ học ở nhà giúp đỡ gia đình.
Nhiều em mơ ước được đến trường, được đi học như bao bạn khác mà không thành hiện thực được, tuổi các em phải được đi học, đến trường đó là quyền của các em vậy mà các em phải ở nhà trông em, phải lao động giúp gia đình. Những vùng dân tộc vẫn còn những hủ tục lạc hậu đó là bắt trẻ em gái ở nhà, không cho đi học, điều này khiến cho trẻ không được đến trường như bao trẻ khác. Mọi trẻ em đều được đến trường học tập không phân biệt nam nữ, giàu hay nghèo, có bệnh HIV hay không bệnh….tất cả các em đều được học tập như trẻ em bình thường khác. Chính vì vậy, trách nhiệm của gia đình trong việc bảo đảm việc học tập của trẻ em là rất lớn.
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568